Kỳ 8 – Án lệ thứ 43: Cái Chết Của Tôi, Lựa Chọn Của Tôi

Kỳ 8 – Án lệ thứ 43: Cái Chết Của Tôi, Lựa Chọn Của Tôi

Nam Quỳnh (dịch)

Lời giới thiệu:

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước:

Kỳ 1 – Án lệ thứ 50: Mời lên máy bay nào, miễn Bạn không phải là người Di Gan!

Kỳ 2 – Án lệ thứ 49: Chúng tôi là một gia đình, hãy trả con lại cho tôi!

Kỳ 3 – Án lệ thứ 48: Bà ta nhảy xổ vào một đoàn tàu đang chạy. Bệnh viện đáng ra đã phải làm nhiều hơn thế

Kỳ 4 – Án lệ thứ 47: Họ đã phạm sai lầm, nhưng không phải ai cũng cần biết điều đó

Kỳ 5 : Án lệ thứ 46 – Vứt chìa khóa

Kỳ 6 – Án lệ thứ 45: Ta biết điều tốt nhất cho con

Kỳ 7 – Án lệ thứ 44: Hãy chứng minh tôi điên

Án lệ thứ 43: Cái Chết Của Tôi, Lựa Chọn Của Tôi

right-to-die-times

Quyền an tử đã và đang trở thành vấn đề nhân quyền nổi trội trong vài thập niên trở lại đây.

Hãy tưởng tượng một ngày, bạn chưa hề già, bất chợt, không hề có dấu hiệu cảnh báo nào, bạn bị tai biến mạch máu não.

Bạn sẽ không bao giờ hồi phục. Cách duy nhất bạn có thể giao tiếp là bằng cách nháy một bên mắt. Bạn bị triệu chứng toàn thân bất động: không thể đi lại, không thể nói, không thể ăn uống gì. Bạn có muốn sống tiếp không?

Điều đó đã xảy đến với Tony Nicklinson và một người khác tên là Martin. Cùng với một người khác là nạn nhân của một tai nạn khủng khiếp, Paul Lamb, cả ba bệnh nhân này đấu tranh cho quyền được chọn cái chết cho bản thân mình, với sự trợ giúp của bạn bè, gia đình hoặc của chuyên gia. Họ thua kiện hai lần đầu tiên.

Tony Nicklinson thất vọng tràn trề vì những thất bại này. Ông quyết định tuyệt thực để chết và qua đời trước khi vụ việc được đưa lên tòa án cao nhất nước. Người vợ của ông từ chối bỏ cuộc.

Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Vương Quốc Anh đối diện với một trong những vấn đề nhân quyền nhạy cảm nhất hiện nay: liệu chúng ta có quyền được chết hay không?

Các vị quan tòa luôn cố gắng tránh né nhìn vào vấn đề một cách trực diện.

Luật pháp Vương Quốc Anh quy định rõ rằng trợ giúp một người tự sát là hành vi giết người. Quan tòa có nhiệm vụ canh giữ uy quyền luật pháp (hoặc chí ít, giải thích pháp luật), chứ không phải sửa đổi luật. Đó là công việc của Nghị viện Anh, hay đại loại thế, theo cách các quan tòa cố gắng giải thích.

Các quan tòa quyết định Nghị viện Anh phải được cho một cơ hội để suy nghĩ lại về vấn đề này. Trong lúc đó, án lệ này xác nhận rằng những bạn bè người thân và bác sỹ đang thật lòng giúp đỡ những người họ yêu thương hay bệnh nhân của họ tìm đến cái chết danh dự sẽ không bị kết tội hình sự.

Như vậy, quyền được chọn thời điểm chết cho những người như Tony, Martin hay Paul vẫn chưa phải là một quyền được luật pháp bảo hộ. Nhưng nhiều người cho rằng sẽ chỉ là vấn đề thời gian để đạt được điều đó.

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/uk/cases/UKSC/2014/38.html

Nguồn:

My life, my death, my choice

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.