10 Quốc gia kiểm duyệt thông tin chặt chẽ nhất thế giới: Hơn cả Triều Tiên? – Kỳ 3

10 Quốc gia kiểm duyệt thông tin chặt chẽ nhất thế giới: Hơn cả Triều Tiên? – Kỳ 3

Thế giới sau 10 năm đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Trong khi hàng loạt các quốc gia đã lọt ra khỏi danh sách của năm 2006; Myanmar và Cuba có những tiến bộ đáng kể khi chỉ còn nằm ở hai vị trí 9 và 10; hàng loạt các quốc gia khác có môi trường tự do báo chí ngày càng xuống dốc. Danh sách của năm 2015 là nơi mà những lính mới “cừ khôi” tung hoành khi lần đầu có tên trong danh sách nhưng đã sở hữu thứ hạng “cao”. Thậm chí, các phương thức áp dụng của những lính mới trong danh sách này còn có phần nghiêm trọng, tàn bạo, hay thậm chí “tinh tế” hơn trước đó.

1. Eritrea

Tình trạng kiểm duyệt: Chỉ có truyền thông nhà nước được phép phổ biến tin tức; phóng viên quốc tế cuối cùng được cấp phép hoạt động đã bị trục xuất vào năm 2007. Ngay cả những người làm việc cho báo chí nhà nước với cơ chế kiểm duyệt khắt khe vẫn luôn sống trong nỗi sợ hãi bị bắt bớ nếu lỡ dại có bất kỳ bài viết nào chỉ trích đảng cầm quyền, hoặc bị nghi ngờ để lộ thông tin ra nước ngoài. Cơ quan truyền thông tư nhân cuối cùng ở đất nước này đã bị đình chỉ hoạt động và các nhà báo của họ đã bị bắt giam vào năm 2001.

Eritrea là nơi cầm tù nhiều nhà báo nhất châu Phi. Không ai bị bắt giam mà được đưa ra xét xử , và nỗi sợ hãi bắt bớ đã buộc hàng chục nhà báo phải lưu vong. Những người đang lưu vong cố gắng cung cấp thông tin thông qua các trang tin tức trực tuyến và đài phát thanh độc lập, nhưng cơ may để làm điều đó rất hạn chế vì tín hiệu bị làm nhiễu và sự kiểm soát chặt chẽ mạng trực tuyến bởi công ty truyền thông độc quyền nhà nước EriTel. Mọi thiết bị liên lạc di động đều phải thông qua Eritel, và mọi nhà cung cấp dịch vụ Internet phải sử dụng các cổng thông tin do chính phủ kiểm soát. Truy cập Internet bị hạn chế cực kỳ và chỉ có thể khả dụng thông qua kết nối quay số (dial-up) chậm chạp (phương thức kết nối với mạng Internet và các mạng nội bộ thông qua đường truyền điện thoại – ND). Theo những số liệu từ Liên minh Viễn Thông Quốc tế của LHQ, chỉ dưới 1% dân số Eritrea tiếp cận được Internet.

Có thể bạn muốn biết: Theo những người mới lưu vong gần đây, năm nhà báo độc lập bị bắt vào năm 2001 có thể đã chết trong tù. Với tình trạng tiếp cận thông tin hạn chế ở Eritrea, CPJ không thể xác nhận một cách độc lập những cái chết kể trên và tiếp tục liệt kê họ trong những điều tra nhân số tù nhân của mình như một phương thức yêu cầu chính quyền chịu trách nhiệm cho số phận của những nhà báo này.

2. CHDCND Triều Tiên

Tình trạng kiểm duyệt: Điều 53 của Hiến pháp của nước này khoa trương về tự do báo chí, nhưng ngay cả với một nhân viên văn phòng AP, là người của Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên KCNA có trụ sở tại Bình Nhưỡng, và một nhóm nhỏ nhà báo làm việc cho hãng tin nước ngoài có tình cảm hữu nghị chính trị với Triều Tiên, việc tiếp cận với các nguồn tin độc lập là rất hạn chế.

fsdgdfg

Hầu như không có tiến triển nào cho tự do báo chí tại Triều Tiên sau khi Kim Jung Un lên nắm quyền. Ảnh minh họa: Kim Jung Un tại một xưởng sản xuất phim hoạt hình tại Triều Tiên không được cung cấp ngày tháng cụ thể (Reuters/KCNA).

Gần như tất cả các nội dung 12 tờ báo chính của Triều Tiên, 20 tạp chí, và các đài truyền hình đến từ KCNA, trong đó tập trung vào các bài phát biểu và hoạt động các nhà lãnh đạo chính trị. Theo AP, Internet chỉ giới hạn cho tầng lớp tinh hoa chính trị sử dụng, nhưng một số trường học và các cơ quan nhà nước cũng có quyền truy cập vào một mạng nội bộ được kiểm soát chặt chẽ gọi là kwangmyong. Người dân Triều Tiên muốn tiếp cận thông tin độc lập phải chuyển sang các kênh truyền hình và phát thanh bắt tín hiệu lậu nước ngoài và sử dụng đĩa DVD nhập lậu, đặc biệt là ở các khu vực biên giới lỏng lẻo giáp Trung Quốc. Mặc dù điện thoại di động bị cấm, một bộ phận người dân vẫn có thể tiếp cận tin tức thông qua những chiếc điện thoại nhập lậu hoạt động dựa trên các cột phát sóng Trung Quốc. Báo chí Hàn Quốc tường thuật rằng Triều Tiên đã bắt đầu sản xuất điện thoại smartphone chạy trên một mạng lưới được thiết lập bởi công ty Ai Cập Orascom và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Triều Tiên. Theo các du khách trở về từ Triều Tiên, thương nhân tại các phố chợ thường được nhìn thấy với điện thoại 3G có hỗ trợ trao đổi video và văn bản.

Có thể bạn muốn biết: Sau khi Kim Jong Un ra lệnh hành hình người chú Jang Song Thaek của mình (trong khoảng thời gian kỷ niệm 2 năm ngày giỗ người cha quá cố của Un), bất kỳ đề cập nào về Jang đều bị gỡ bỏ khỏi kho lưu trữ của truyền thông nhà nước, kể cả những video chính thức mà trong đó có Jang đều đã được chỉnh sửa cẩn thận. Jang bị phỉ báng trên các phương tiện truyền thông như “một con người đê hèn cặn bã, kẻ còn tệ hơn cả một con chó.”

3. Saudi Arabia

Tình trạng kiểm duyệt: Chính phủ Saudi đã dần tăng cường đàn áp pháp lý kể từ khi diễn ra phong trào Mùa xuân Ả Rập. Luật Báo chí sửa đổi năm 2011 có quy định xử phạt các ấn phẩm dưới bất kỳ dạng nào có nội dung bị coi là trái Sharia, đụng chạm đến lợi ích của nhà nước, thúc đẩy lợi ích nước ngoài, gây tổn hại trật tự công cộng, an ninh quốc gia, hoặc cho phép hoạt động tội phạm. Trong năm 2014, Chính phủ đã ban hành một đạo luật chống khủng bố và những quy định mới mà cơ quan Giám sát Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) cho biết sẽ “hình sự hóa hầu như bất kỳ biểu hiện nào hay đoàn thể nào chỉ trích chính phủ và sự hiểu biết của họ đối với Hồi giáo.” Luật pháp trao cho Tòa án Hình sự Chuyên trách, thành lập vào năm 2008, khả năng nghe theo những lời chứng không thể bị bác bỏ dù bị cáo hoặc luật sư của bị cáo vắng mặt. Vào tháng tư năm 2014, Ủy ban chung về Truyền thông Nghe nhìn thông báo rằng họ sẽ giám sát trực tuyến và nội dung YouTube để đảm bảo rằng những người dùng tại Saudi, một trong những thành phần khán giả lớn nhất của các trang web chia sẻ video trực tuyến, tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ. YouTube được sử dụng bởi nhiều người Saudi để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, chẳng hạn như phụ nữ lái xe, và ghi lại các sự kiện không được truyền thông ghi nhận như vụ một người Canada bị đâm ở trung tâm thành phố Dhahran vào tháng năm 2014. Arab Saudi cũng sử dụng ảnh hưởng khu vực của mình trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh để thông qua những hạn chế được dùng để ngăn chặn truyền thông các nước thành viên chỉ trích sự lãnh đạo của các quốc gia thành viên khác.

sadasdasdd

Một phụ nữ dùng điện thoại chụp ảnh cuộc họp báo đang diễn ra. Có rất nhiều nhà báo và người dùng mạng bị bắt trong cuộc bố ráp năm 2014 (Ảnh: AP/Hassan Ammar)

Có thể bạn muốn biết: Một loạt các vụ bắt giữ và truy tố những ai bày tỏ quan điểm độc lập đã diễn ra vào năm 2014. Nhiều người trong số bị bắt giam đã bị cáo buộc liên quan đến báo chí sau khi tham gia biểu tình. Tháng 10 năm đó, chính quyền đã sử dụng luật chống tội phạm mạng 2007 để buộc tội ít nhất 7 người Saudi khi đã sử dụng Twitter của mình để chỉ trích chính quyền và kêu gọi cho phép phụ nữ lái xe.

Protesters calling for greater democracy and justice gather in Addis Ababa in May 2014 after security forces shot at students. Ethiopian authorities are cracking down on the press ahead of elections in 2015. (Reuters/Tiksa Negeri)

4. Ethiopia

Tình trạng kiểm duyệt: Khi Ethiopia chuẩn bị cho cuộc bầu cử tháng 5/2015, nhà nước đã đàn áp thẳng tay một cách có hệ thống vào những tờ báo độc lập còn lại của đất nước thông qua các vụ bắt giữ nhà báo cũng như thị uy các công ty in ấn và phân phối.  Việc khiếu kiện các biên tập viên và buộc các nhà xuất bản ngừng hoạt động đã khiến đất nước hơn 90 triệu dân này chỉ còn một số rất ít tờ báo độc lập sót lại. Mười nhà báo và blogger độc lập đã vào tù vào năm 2014; chính quyền đã khiếu kiện cáo buộc 6 ấn phẩm “ủng hộ chủ nghĩa khủng bố” vào tháng 8/2014, buộc ít nhất 16 nhà báo phải chạy trốn ra nước ngoài lưu vong. Ở đây không hề có đài truyền hình độc lập, và đài truyền hình của phe đối lập được phát từ Mỹ liên tục bị gián đoạn khi lên sóng trong nước. Công ty viễn thông do nhà nước kiểm soát Ethio Telecom là nhà cung cấp Internet duy nhất đã thường xuyên đình chỉ các trang web thời sự có tính chỉ trích. Nhiều nhà báo quốc tế làm việc ở Ethiopia đang bị theo dõi và sách nhiễu. Dù các nhà báo đã không khó khăn gì để có được giấy phép hoạt động trong quá khứ, những người mới đến cho biết họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

asdasdasaddd

Ảnh: người biểu tình tại Addis Ababa vào tháng 05/2014 kêu gọi dân chủ và công lý cho một thiếu niên bị bắn chết bởi các lực lượng an ninh Ethiopia. (Reuters/Tiksa Negeri)

Có thể bạn muốn biết: Năm 2014, chính quyền đã tung một đòn tấn công được cho là lớn nhất vào báo chí kể từ cuộc đàn áp năm 2005 sau cuộc bầu cử quốc hội gây tranh cãi. Mười nhà báo và blogger độc lập đã bị bắt với cáo buộc chống nhà nước, và ít nhất 9 tờ báo độc lập đã bị đóng cửa.

Award-winning investigative reporter Khadija Ismayilova is one of at least 10 independent journalists and bloggers arrested during a crackdown by Azerbaijani authorities in 2014. (AP/Aziz Karimov)

5. Azerbaijan

Tình trạng kiểm duyệt: Nguồn thông tin chính ở Ajerbaijan là từ các đài truyền hình được nhà nước sở hữu và kiểm soát hoặc ủy quyền sở hữu và kiểm soát. Các đài truyền hình quốc tế đều bị cấm hoặc tín hiệu vệ tinh bị làm gián đoạn. Những nhà in có các ấn phẩm mang tính chỉ trích chính quyền đều bị các quan chức sách nhiễu, trong đó có các vụ khiếu kiện, trục xuất, một lệnh cấm nhận tài trợ nước ngoài và những lời khuyên cho các doanh nghiệp về quảng cáo. Việc phát biểu trực tuyến phải chịu sự tự kiểm duyệt nếu không muốn ngồi tù 6 tháng vì phạm tội phỉ báng. Các trang web tin tức và truyền thông xã hội đều bị chặn một cách tùy tiện . Ít nhất 10 nhà báo và blogger, trong đó có phóng viên đoạt giải Tự do báo chí thế giới Khadija Ismayilova, đều đã bị tống giam ở Azerbaijan. Một số nhà báo bất đồng chính kiến đã rời khỏi đất nước này vào năm 2014, còn những ai ở lại đều phải đối mặt với các vụ tấn công và sách nhiễu, cấm đi lại hoặc bị truy tố về các tội được chính quyền bịa ra.

Có thể bạn muốn biết: Emin Huseynov, giám đốc của Viện vì “Tự do và An toàn” cho Phóng viên  (Institute for Reporters’ Freedom and Safety – IRFS), đã buộc phải bỏ trốn sau khi chính quyền lục soát văn phòng của ông, tịch thu tất cả các tài liệu của IRFS và niêm phong các cơ sở. Một số tổ chức phi chính phủ quốc tế khác hỗ trợ truyền thông địa phương cũng bị buộc phải ngừng công việc ở Azerbaijan sau khi nhà chức trách cáo buộc họ trốn thuế, đột kích văn phòng , và đóng băng tài khoản ngân hàng của họ. Nhân viên tại các tổ chức này và gia đình mình đã và đang phải đối mặt với sự sách nhiễu của các quan chức chính quyền sở tại.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.