Elizabeth Cady Stanton: Tiền nhân của phong trào nữ quyền Hoa Kỳ

Elizabeth Cady Stanton: Tiền nhân của phong trào nữ quyền Hoa Kỳ

Elizabeth Cady Stanton sinh ngày 12 tháng 11 năm 1815 tại Johnstown, New York. Bà là một người theo chủ nghĩa bãi nô và cũng là gương mặt lãnh đạo phong trào phụ nữ thời kỳ đầu. Với khả năng viết hùng hồn, “Tuyên ngôn của Cảm xúc” (Declaration of Sentiments) do bà chắp bút được xem là lời kêu gọi có tính cách mạng về nữ quyền trên khắp mọi giai tầng. Stanton từng là chủ tịch của Hiệp hội Quốc gia về quyền bầu cử của Phụ nữ (National Woman Suffrage Association) trong suốt 20 năm và hợp tác chặt chẽ với Susan B. Anthony.

afasfafa

Những năm đầu đời

Stanton là một nhà hoạt động nữ quyền, một người theo chủ nghĩa nữ quyền, một biên tập viên, và cũng là một tác gia. Bà là con gái của một người cha luật sư không hề giấu diếm khát khao có một đứa con trai khác. Vì thế ngay từ rất sớm, Stanton đã tỏ ra muốn nổi trội hơn con trai về trí tuệ. Bà tốt nghiệp trường Nữ Chủng viện Emma Willard Troy vào năm 1832 và sau đó đã đi theo con đường là nhà hoạt động trong phong trào bãi nô, tiết độ (kiềm chế đồ uống có cồn), và phong trào nữ quyền qua các chuyến thăm người họ hàng của mình là nhà cải cách Gerrit Smith.

Năm 1840 Elizabeth Cady Stanton kết hôn với nhà cải cách Henry Stanton và họ đã từng tham gia Hội nghị Thế giới về Chống chế độ Nô lệ tại London. Ở đây, bà tham gia một phong trào phụ nữ khác phản đối việc không cho phụ nữ ứng cử quốc hội. Khi trở về Hoa Kỳ, Elizabeth và Henry đã có bảy người con trong thời gian Henry nghiên cứu và thực hành pháp luật, họ định cư tại Seneca Falls, New York.

Phong trào nữ quyền

Elizabeth Cady Stanton cùng Lucretia và nhiều phụ nữ khác đã tổ chức Hội nghị Seneca Falls nổi tiếng vào tháng 7/1848. Tại buổi họp mặt, những người tham gia đã thảo ra “Tuyên ngôn của Cảm xúc” và dẫn đầu với đề xuất về quyền bầu cử cho phụ nữ. Stanton tiếp tục viết và thuyết giảng về quyền phụ nữ cùng các cải cách khác trong ngày hôm đó. Sau cuộc gặp gỡ với Susan B Anthony vào đầu thập niên 1850, bà là một trong những đầu tàu thúc đẩy nữ quyền nói chung (như quyền ly dị) và quyền bầu cử nói riêng.

Trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, Elizabeth Cady Stanton đã tập trung nỗ lực trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng sau đó bà thậm chí đã thẳng thắn thúc đẩy quyền bầu cử của phụ nữ. Năm 1868, bà hợp tác với Susan B. Anthony tạo ra tờ Revolution, một tờ báo tuần có tính tranh đấu. Hai người sau đó đã thành lập Hiệp hội Quốc gia về quyền Bầu cử của Phụ nữ (NWSA) vào năm 1869. Stanton là chủ tịch đầu tiên của NWSA và làm việc ở vị trí này cho đến năm 1890. Tại thời điểm đó, tổ chức hợp nhất với một nhóm vận động quyền bầu cử để hình thành Hiệp hội Quốc gia về quyền Bầu cử của Phụ nữ Hoa Kỳ. Stanton từng nắm vai trò chủ tịch của tổ chức mới này trong hai năm.

Là một phần công việc nhân danh vận động nữ quyền, Elizabeth Cady Stanton thường đi nhiều nơi để thuyết giảng. Bà đã kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện một tu chính án để trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Bà cùng Athony đã cùng làm việc với nhau để cho ra ba tập đầu của bộ sách “Lịch sử về quyền bầu cử của phụ nữ” (vào năm 1881 và bao gồm 6 cuốn). Matilda Joslyn Gage cũng hợp tác với hai người trong một phần của dự án.

Bên cạnh phong trào phổ thông đầu phiếu, Elizabeth Cady Stanton cũng xem tôn giáo có vai trò cản trở nhất định trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ lâu bà đã cho rằng Kinh Thánh và hệ thống tôn giáo có tổ chức đã vận hành mà trong không cho phụ nữ hưởng đầy đủ quyền lợi. Cùng con gái mình là Harriet Stanton Blatch, bà xuất bản cuốn “Kinh Thánh của Phụ nữ” (2 tập), một tác phẩm phê bình tôn giáo đương thời. Tập đầu tiên được xuất bản năm 1895 và tập thứ hai vào năm 1898. Điều này đã dấn đến sự phản đối đáng kể không chỉ từ các nhóm tôn giáo bảo thủ mà còn từ nhiều người trong phong trào vận động quyền bầu cử cho phụ nữ.

Elizabeth Cady Stanton mất ngày 26/10/1902. Bà là người có thể sẵn sàng nói chuyện trên rất nhiều lĩnh vực hơn bất kỳ phụ nữ nào khác trong phong trào nữ quyền: từ tính ưu việt của hệ thống lập pháp đến tòa án và hiến pháp, từ nữ quyền cho tới lái xe đạp. Bà xứng đáng được công nhận là một con người nổi bật trong lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử nữ quyền thế giới./.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.