Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 3: Huyền thoại về “làng chài”

"Làng chài" Singapore cuối những năm 1940. Ảnh: photo-heritage.com.
“Làng chài” Singapore cuối những năm 1940. Ảnh: photo-heritage.com.

Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore” của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.


Kỳ 1: Lược sử: “Để biện minh cho việc chính quyền kiểm soát đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cả chính quyền thuộc địa Anh và chính phủ PAP đều chủ yếu dựa vào ba huyền thoại trọng tâm về sự mong manh của Singapore [hay là huyền thoại về “thế lực thù địch], về mục tiêu phát triển Singapore [hay là huyền thoại về “làng chài], và về chế độ nhân tài nước này.”

Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”

Kỳ 3: Huyền thoại về “làng chài”

Trái với giọng điệu đầy lo lắng khi nói về các nguy cơ phản động, tài liệu ghi chú của chính quyền thuộc địa Anh nhắc đến các vấn đề kinh tế Singapore từ thế kỷ 19 trở đi bằng một giọng kể đầy tự hào.

Trong câu chuyện đó, nền cai trị thuộc địa anh minh của người Anh đã giúp phát triển Singapore, giúp mang lại sự giàu sang, hòa bình và ổn định. Tới năm 1950, người Anh đã biến Singapore từ một làng chài bé nhỏ thành một đô thị toàn cầu sống động.

Câu chuyện này phần lớn là sự thật, tuy nhiên không nhất thiết chính xác theo cái cách người Anh tự khắc họa.

Khi Raffles bước lên bãi biển Singapore năm 1819, địa phương này lúc đó đang sống trong cái bóng của một thời hoàng kim xưa cũ. Trong các năm 1800, Singapore đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào sự trợ giúp của các thương gia người Bugis và người Hoa, và đã hưởng lợi từ các đường dây mua bán thuốc phiện và nô lệ trong khu vực.

Báo cáo năm 1904 của Thống đốc Ngài John Anderson mạnh mẽ tuyên bố rằng khu vực Malaya sở hữu “các điều kiện cơ sở vật chất thông thường về hành chính, về tiện nghi và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống văn minh nhiều hơn bất kỳ thuộc địa nào của Đế quốc Anh”. Tới năm 1930, Singapore là nước giàu nhất tại châu Á, “bề ngoài là một trong những thành phố giàu sang nhất trong Đế quốc Anh”.

Singapore lúc ấy vốn đã nổi tiếng vì nhiều điều vẫn đang làm quốc đảo này nổi tiếng ngày nay: các tòa nhà cao, tráng lệ và hiện đại; các khu mua sắm khổng lồ; công nghệ hàng đầu; một giai cấp thượng lưu quốc tế; tiêu chuẩn sống cao; và thương mại.

Phim tài liệu về singapore năm 1938.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.