Chính sách đối ngoại của Biden: Nga và Mỹ Latin

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Ukraine năm 2015. Ảnh: © Mikhail Palinchak/Press Office of the President of Ukraine/TASS.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Ukraine năm 2015. Ảnh: © Mikhail Palinchak/Press Office of the President of Ukraine/TASS.

Luật Khoa trân trọng giới thiệu loạt bài về chính sách đối ngoại của ứng cử viên Joe Biden. Loạt bài này được dịch từ bảng tổng hợp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations – CFR), một viện nghiên cứu lâu đời và có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kỳ. Các dữ liệu trong bảng tổng hợp này được cập nhật tới ngày 11/8/2020.


Nga

Biden cảnh báo rằng, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đang “đe dọa các nền tảng dân chủ phương Tây” bằng cách làm suy yếu NATO, chia rẽ Liên minh Châu Âu, và ngầm phá hoại hệ thống bầu cử của Mỹ. Ông cũng cảnh báo về việc Nga sử dụng các tổ chức tài chính phương Tây để rửa hàng tỷ USD, số tiền mà sau đó được sử dụng để gây ảnh hưởng đến nhiều chính trị gia.

  • Biden là một “chiến binh” lâu năm của NATO, và đã khuyến khích khối này mở rộng về phía Đông, với gần đây nhất là việc gia nhập của Montenegro. Năm 2009, ông ủng hộ tham vọng gia nhập của Gruzia và Ukraine vào liên minh, tuy lại không thành công.
  • Kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về “cuộc tấn công của Nga đối với nền dân chủ Mỹ” theo hướng của Ủy ban điều tra vụ khủng bố 11/9, nhằm xem xét ngăn chặn những nỗ lực gây rối của Moscow.
  • Cho rằng Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu của họ phải tăng cường cơ sở hạ tầng mạng, vá các lỗ hổng ngoại tệ, tăng cường tính minh bạch của các nền tảng trực tuyến và phối hợp tốt hơn trong nỗ lực tình báo và thực thi pháp luật.
  • Họ [Mỹ và các đồng minh châu Âu] cũng phải đầu tư nhiều hơn vào NATO, mà theo Biden là nên triển khai thêm quân đến Đông Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Nga.
  • Cho rằng Hoa Kỳ và châu Âu phải “áp đặt cái giá thật đắt” lên Moscow. Biden chỉ ra các lệnh cấm vận mà chính quyền Obama áp dụng đối với Nga sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2014, và nói rằng chúng nên được tiếp tục và mở rộng nếu cần thiết.
  • Nói với CFR rằng ông sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine, với điều kiện là nước này triển khai các cải cách chống tham nhũng, để đảm bảo “Nga phải trả cái giá đắt hơn” cho sự can thiệp của mình. Với tư cách là phó tổng thống, ông đã ủng hộ việc gửi vũ khí tới Ukraine để hỗ trợ nước này chống lại lực lượng nổi dậy do Nga hậu thuẫn ở các vùng lãnh thổ phía đông, và Biden cũng ủng hộ các động thái của Trump.
  • Chỉ trích Trump gay gắt vì đã không phản ứng với các báo cáo tình báo cho thấy Moscow đang thưởng tiền cho các nhóm dân quân có liên hệ với Taliban để giết các binh sĩ Mỹ và liên quân ở Afghanistan. Biden gọi đó là hành động “trốn tránh nghĩa vụ”.
  • Phản đối chủ trương của Trump về việc đưa Nga vào nhóm G7, là nhóm mà Nga bị khai trừ sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.
  • Biden đã phải đối mặt với chỉ trích từ Trump vì mối quan hệ của gia đình với Ukraine; đặc biệt là mối quan hệ của con trai ông, Hunter, với một công ty năng lượng Ukraine khi Biden đang giữ chức phó tổng thống. Biden nói rằng vị trí của Hunter không liên quan đến chính sách giữa Mỹ và Ukraine. Việc Donald Trump dùng viện trợ quân sự gây áp lực buộc Ukraine phải điều tra Biden là tâm điểm của cuộc luận tội năm 2019 của Trump.
  • Cho dù không tin tưởng vào các mục tiêu trong chính sách của Nga, Biden cho rằng Washington nên theo đuổi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới với Moscow, bắt đầu bằng việc gia hạn hiệp ước START Mới (New START) để làm giảm lượng dự trữ hạt nhân.

Venezuela và Mỹ Latin

Biden nói rằng Trump đã “phá hỏng mối quan hệ liên bán cầu” trong các chính sách nhập cư và hướng tiếp cận đối với cuộc khủng hoảng khu vực ở Venezuela – là cuộc khủng hoảng tạo ra hơn ba triệu người tị nạn.

  • Biden nói với CFR rằng Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là một “kẻ độc tài” nên từ bỏ quyền lực, và đã kêu gọi các nước công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido.
  • Ủng hộ việc gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với chế độ [của Maduro] và những người theo nó, cũng như viện trợ nhiều hơn để giúp Venezuela và các nước láng giềng đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn. Đồng thời, Biden cũng đàm phán về việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và thúc đẩy các cuộc bầu cử mới.
  • Chỉ trích cách xử lý của Trump đối với cuộc khủng hoảng Venezuela, và cho rằng nỗ lực của chính quyền Trump ủng hộ nền dân chủ ở đó “đã bị ngầm phá hoại bởi sự chính trị hóa, việc thực thi chính sách sai lầm và các khẩu hiệu sáo rỗng”.
  • Cho rằng “sự phô bày” của Trump trước khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Venezuela là đe dọa liên minh được thành lập để hỗ trợ Guaido, và Biden cũng lên án việc chính quyền Trump từ chối cho phép nhiều người Venezuela tị nạn ở Hoa Kỳ.
  • Biden chỉ ra những chính sách tập trung của ông vào Mỹ Latin khi còn là phó tổng thống. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, chính quyền Obama đã mở lại quan hệ ngoại giao với Cuba, nhưng sau đó chính quyền Trump đã đảo ngược và đổ lỗi cho Cuba vì ủng hộ chế độ của Maduro ở Venezuela. Obama cũng đã ký kết các thỏa thuận thương mại với Colombia và Panama, cũng như đàm phán gói viện trợ 750 triệu USD cho Trung Mỹ.

Hết.

Kỳ 1: Trung Quốc
Kỳ 2: Quốc phòng và hợp tác quốc tế
Kỳ 3: Thương mại và kinh tế
Kỳ 4: COVID-19
Kỳ 5: Nhập cư
Kỳ 6: Biến đổi khí hậu
Kỳ 7: Chống khủng bố và an ninh mạng
Kỳ 8: Trung Đông và Bắc Triều Tiên
Kỳ 9: Nga và Mỹ Latin

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.