‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Những nguyên tắc pháp lý và định chế quốc tế có thể đối phó với tội ác chiến tranh.
Những cáo buộc về việc Nga tấn công thường dân và các công trình dân sự trên diện rộng của Ukraine đang trở nên ngày càng dày đặc. Đặc biệt nghiêm trọng là những cáo buộc thảm sát thường dân như ở Bucha, và khả năng cao là các sự việc tương tự sẽ xuất hiện thêm ở những vùng bị Nga tạm chiếm trước kia, vốn đang được quân Ukraine tái kiểm soát.
Bài viết “Thảm sát Bucha: Chúng ta biết gì, và trách nhiệm pháp lý của Putin đến đâu?” đăng trên Luật Khoa mới đây đã ghi nhận một số thông tin về khả năng Nga phải chịu trách nhiệm, đồng thời giới thiệu cách mà pháp luật quốc tế phân cấp và truy xét trách nhiệm bên trong cấu trúc một nhà nước khi xuất hiện hành vi tội ác chiến tranh. [1]
Tuy nhiên, trách nhiệm công tố và thẩm quyền xét xử thuộc về ai thì lại là một vấn đề rất khác. Bài viết này hy vọng có thể diễn giải về các khả năng có thể diễn ra trong trường hợp tội ác chiến tranh của một bên tham chiến như Nga bị mang ra ánh sáng.
Không phải quốc gia nào cũng muốn thừa nhận rằng quân đội của nước mình đã thực hiện hành vi tội ác chiến tranh. Và lại càng hiếm có quốc gia nào mong muốn truy tố quân nhân hay các lãnh đạo quân sự của mình vì hành vi này.
Thêm vào đó, vấn đề chủ quyền và quyền miễn trừ ngoại giao khiến khả năng tố tụng, điều tra và xét xử những nhân vật liên quan đến hành vi tội ác chiến tranh, đặc biệt là những người giữ chức vụ cấp cao của một nhà nước, chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Vì hai lý do trên, các nguyên tắc pháp luật quốc tế trong việc hình thành thẩm quyền điều tra, công tố và xét xử tội ác chiến tranh được vận dụng một cách đa dạng. [2]