‘Số hóa’ chủ nghĩa Lênin
Cuốn sách “Retrofitting Leninism - Participation without democracy” của Phó giáo sư Khoa học Chính trị Dimitar Gueorguiev, được xuất
Mấy ngày qua, nước ta nổi lên sự kiện Trường Đại học Fulbright Việt Nam bị tấn công. Hàng loạt tài khoản đăng tải nội dung cho rằng trường này do Mỹ tài trợ và được thành lập nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” hay “cách mạng màu”.
“Cách mạng màu" bỗng được báo giới nhà nước đưa tin, giải thích, cảnh báo như một thế lực chống chính quyền.
Hiện tượng này không phải là xa lạ, thực tế thì không chỉ ở Việt Nam, chuyện “ông kẹ" cách mạng màu đột ngột xuất hiện như một chiến dịch tuyên truyền chủ yếu xảy ra tại các nước độc tài, điển hình là Trung Quốc và Nga.
Nhưng cách mạng màu là gì và tại sao xảy ra hiện tượng đó?
Cách mạng màu (color revolution) và Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) là những phong trào phản kháng phi bạo lực của quần chúng nhằm lật đổ chế độ độc tài hoặc tham nhũng, đồng thời đòi hỏi dân chủ, dân quyền, cải cách chính trị.
Cách mạng màu chủ yếu xảy ra ở các quốc gia Đông Âu hậu cộng sản (như Ukraine, Georgia, Kyrgyzstan), trong khi Mùa xuân Ả Rập tập trung ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (như Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria).
Câu hỏi đặt ra là tại sao phong trào phản kháng của quần chúng lại xảy ra ở những khu vực này?