‘Số hóa’ chủ nghĩa Lênin
Cuốn sách “Retrofitting Leninism - Participation without democracy” của Phó giáo sư Khoa học Chính trị Dimitar Gueorguiev, được xuất
Giữa thế kỷ XX, Việt Nam có hai bài hát cùng tên là “Đường chúng ta đi”. Một bài ra đời ở miền Bắc, bài còn lại lưu truyền ở miền Nam.
Ở Trung Quốc, năm 1986, cũng có một ca khúc mang tên “Đường chúng ta đi" xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng - Tây Du Ký.
Định mệnh của ba bài hát cùng chủ đề về con đường đi của dân tộc cũng phản ánh ba lịch sử khác nhau.
Trong chiến tranh Việt Nam, năm 1968, nhạc sĩ Huy Du của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáng tác bài hát “Đường chúng ta đi” để thể hiện tinh thần “giải phóng miền Nam” và lòng yêu nước, ước mơ hòa bình.
Lòng yêu nước này đồng nghĩa với yêu Đảng Cộng sản, yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau: “Dặm đường xa, ta đi giữa mùa xuân/ Ta đi giữa tình thương của Đảng/ Tiếng Bác Hồ rung động mãi trong tim/ Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài/ Đường ta về trong nắng ấm ban mai”.
Bài hát kết thúc với lời kêu gọi giết “giặc”. Và “giặc” ở đây được hiểu là người Mỹ cũng như người Việt Nam phục vụ dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn “Tổ quốc" thì chỉ có “chúng ta" - những người “đi giữa tình thương của Đảng": “Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc/ Ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên/ Miền Nam! Miền Nam!/ Nghe từng tiếng vang vang”.
Ngày nay, “giặc” được giới cầm quyền biến hóa thành cái tên quen thuộc là “thế lực thù địch”.
Năm 1971, ở miền Nam khi ấy dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác một bài hát cùng chủ đề “đường chúng ta đi”.
Trong bài hát này, nhân vật trữ tình cũng bày tỏ lòng yêu nước và ước mơ vượt thoát thực tại đau thương: “Đường chúng ta đi qua bao gian khổ chông gai/ Đóa hoa hồng nở trên mỗi bước tới”.