Đọc 'Phải sống' của Dư Hoa: Ai đau khổ như Phú Quý?
Người viết đã từng giới thiệu tiểu thuyết Huynh Đệ của nhà văn Dư Hoa. Nhưng đây không phải là
Phi chính trị hóa con người cá nhân.
Ở bài viết này, tác giả cung cấp thông tin về cách thức thao túng ngôn ngữ, biểu tượng và hình ảnh mà chế độ độc tài ở Syria dùng để duy trì quyền lực, kiểm soát xã hội. Tư liệu của bài viết được trích từ công trình nghiên cứu của Giáo sư Lisa Wedeen mang tên “Ambiguities of Domination: Political Rhetoric, and Symbols in Contemporary Syria” (tạm dịch "Sự mơ hồ của quyền lực thống trị: Các diễn ngôn và biểu tượng chính trị tại Syria hiện nay"). [2]
Tại Syria, Đảng Ba’ath (Đảng Phục hưng Xã hội Ả Rập) được thành lập vào thập niên 1940, trong thời kỳ chủ nghĩa dân tộc Ả Rập nổi lên mạnh mẽ. Đảng này kêu gọi các quốc gia Ả Rập đoàn kết lại với nhau nhằm thoát khỏi sự chiếm đóng và ảnh hưởng của phương Tây.
Bắt đầu từ những năm 1960, Đảng Ba’ath lên nắm quyền và triển khai nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp quan trọng và thực hiện chính sách cải cách đất đai.
Vào cuối thập niên 1980, nền kinh tế Syria gặp nhiều thách thức nghiêm trọng như lạm phát, thiếu hụt hàng hóa và giảm sút năng suất nông nghiệp. Chính quyền nhận ra các chính sách cũ không hiệu quả và bắt đầu thực hiện cải cách theo hướng thị trường.
Hafez al-Assad gia nhập Đảng Ba’ath vào khoảng năm 1946 khi còn là học sinh trung học. Ông nắm quyền vào năm 1970 sau một cuộc đảo chính, và từ đó cai trị Syria cho đến khi qua đời vào năm 2000.
Trong suốt giai đoạn này, chính quyền xây dựng hình ảnh Hafez al-Assad như một nhà lãnh đạo vĩ đại, mạnh mẽ và được nhân dân tôn kính.
Chân dung và tượng của ông được trưng bày khắp nơi, từ các cơ quan công quyền, cho đến trường học và cơ sở tư nhân. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát liên tục ca ngợi các thành tựu và phẩm chất của vị tổng thống. Đồng thời, Hafez al-Assad cũng được tôn vinh trong nhiều ngày lễ và sự kiện lớn của đất nước.