Thảm kịch trại cải tạo sau năm 1975

Ngày 30/4/1975: Bi kịch mới chỉ bắt đầu.

Thảm kịch trại cải tạo sau năm 1975
Một trại cải tạo dành cho cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Marc Riboud / Flickr.

Không có “cuộc tắm máu" nào như đồn đại khi bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn ngày 30/4/1975. Bi kịch của người miền Nam sẽ đến chậm rãi và theo một cách khác.

Một ngày tháng 6/1975, cựu đại tá Trần Văn gói ghém quần áo, đồ ăn và tiền đến trình diện chính quyền mới, theo chương trình cải tạo kéo dài một tháng dành cho cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa. [1]

Trong ngày đầu tiên, Trần Văn và các sĩ quan được cho ăn uống đầy đủ, họ đi ngủ vào lúc 22:00. Nhưng đến nửa đêm thì tất cả bị đánh thức. Họ bị tách thành từng tốp 40 người và bị dồn lên xe tải. Khoảng 100 chiếc xe như vậy đã âm thầm rời khỏi Sài Gòn để đến một doanh trại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa - nơi đã bị biến thành một khu giam giữ quân nhân bại trận.

Nửa năm sau, họ được chuyển đến một trại giam khác cách trại cũ hơn 60km. Họ nghe cán bộ nói rằng chính quyền mới sẽ không để họ trở về với gia đình vì họ là những người có “nợ máu với nhân dân”.

Trần Văn bị chuyển đến một trại cải tạo khác ở miền Bắc, giáp với biên giới Trung Quốc. Tới đây, họ lại nghe thông báo rằng phải tự kiếm cơm vì nhà nước không có dư tiền để nuôi họ.

Trong hàng năm trời, các cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa chỉ ăn khoai mì (củ sắn) và vào rừng lao động từ 5:00 sáng. Họ không biết khi nào mới được trở về nhà.

Năm 1980, chính quyền Việt Nam thừa nhận đã bắt hơn một triệu người dân miền Nam phải cải tạo ngắn hạn, và cầm tù dài hạn khoảng hơn 40.000 người mà không thông qua xét xử. [2]

Năm 1988, Thứ trưởng Bộ Thông tin Việt Nam (sau này là Bộ Thông tin và Truyền thông) xác nhận có khoảng 100.000 cựu quân nhân, công chức Sài Gòn bị cầm tù trong các trại cải tạo. [3] Các nguồn tin quốc tế cho rằng khoảng 200.000 người đã bị giam giữ ít nhất một năm. [4]

Đại tá Trần Văn được thả sau 12 năm trong trại cải tạo. Ông là một trong những người may mắn sống sót.

Cựu chính trị gia miền Nam Trần Văn Sơn kể rằng trong hai tháng ông bị giam giữ tại trại cải tạo Đồng Găng (tỉnh Khánh Hòa) có khoảng 100 tù nhân cải tạo đã chết vì thiếu ăn và bệnh tật mà không có thuốc men chữa trị. [5]

Một bác sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa được chính quyền thông báo thời gian cải tạo là 10 ngày nhưng cuối cùng ông đi biền biệt gần ba năm. Trong 10 tháng đầu bị giam giữ tại trại cải tạo L11 gần Biên Hòa, theo vị bác sĩ này, có năm người tự tử, 16 người chết vì suy dinh dưỡng và không được chữa bệnh. [6]

Một cựu tù nhân cải tạo khác đã chứng kiến buổi xét xử một đại úy và một trung úy thuộc lực lượng Biệt động quân Việt Nam Cộng hòa tại một trại cải tạo ở Tây Ninh. Lúc xét xử, có hai chiếc quan tài đã được đặt sẵn kế bên để hành quyết họ ngay tại chỗ.

Vì sao người miền Nam bị đẩy vào trại cải tạo? Chuyện gì đã xảy ra bên trong những nơi này? Có phải chỉ quân nhân, nhân viên chính quyền Sài Gòn cũ mới bị giam giữ?

Một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa đang lao động tại một trại cải tạo ở Tây Ninh, tháng 6/1976. Ảnh: Getty.

Giam giữ vô thời hạn

Ngay sau ngày 30/4/1975, các khóa “học tập” được tổ chức cho quân nhân, công chức chính quyền Sài Gòn. Nhưng không phải chuyện gì cũng đúng như thông báo của chính quyền. Các khóa cải tạo trong vài tháng bị biến thành những năm tù khổ sai. [7]

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.