Mọi điều bạn cần biết về Luật Đặc khu

Thời gian đến kỳ họp quyết định Luật Đặc khu Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 14 Khai mạc ngày 22/10, kết thúc ngày 19/11/2018 Ngày Giờ Phút Ba đặc khu dự kiến nằm ở đâu? Ý kiến ủng hộ Ý kiến phản đối Đồng ý cho thành lập 3 đơn vị HCKTĐB Vân […]

Logo - FlexMag - 400

Thời gian đến kỳ họp quyết định Luật Đặc khu

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 14
Khai mạc ngày 22/10, kết thúc ngày 19/11/2018

Ngày Giờ Phút

Ba đặc khu dự kiến nằm ở đâu?

Ý kiến ủng hộ

Ý kiến phản đối

Đồng ý cho thành lập 3 đơn vị HCKTĐB Vân Đồn – Quảng Ninh, Bắc Vân Phong – Khánh Hòa, Phú Quốc- Kiên Giang, để khai thác tốt tiềm năng trong khu vực, thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước


Bộ Chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam
Những người bảo vệ đề án này có thể có những lý giải khác nhau, song không khó để nhận ra đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ đề án này. Trong dự thảo luật, họ được gọi tên là “nhà đầu tư chiến lược”, còn trên thực địa họ chính là một vài tập đoàn đã gom đất ở ba địa phương này với giá rẻ mạt trong nhiều năm qua, đang chờ luật thông qua sẽ kéo theo hàng tỷ USD mỗi năm (chắt bóp từ ngân sách quốc gia vốn đang eo hẹp) đổ về đầu tư giúp tăng giá trị dự án của họ lên gấp nhiều lần.


Nguyễn Anh Tuấn
Nhà hoạt động
Chúng ta muốn tạo nên thể chế thu hút mạnh mẽ hơn trong đầu tư phát triển mà 3 đặc khu này đặt ra không phải là chỉ cho 3 địa phương Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang mà chính là tạo cực tăng trưởng, tạo điều kiện phát triển đất nước


Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ
Nếu mục tiêu là “tạo cực tăng trưởng” thì với quy mô và tiềm năng của Phú Quốc, Bắc Vân Phong, và Vân Đồn thì cả ba địa phương này đều không thể tạo ra đột biến lớn đến mức trở thành một cực tăng trưởng của đất nước trong 10-20 năm tới, trừ phi phần còn lại của đất nước dậm chân tại chỗ. Mà nếu phần còn lại của quốc gia quả thực không phát triển thì cũng chẳng có cơ sở để các đặc khu thành công.


Vũ Thành Tự Anh
Kinh tế gia
Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những cái họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở. Do đó đều bình đẳng và không hạn chế người này người khác.
Mọi người đang hình dung tiêu cực. Không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.


Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư
Thời hạn thuê đất 99 năm dấy lên mối lo ngại của công luận về an ninh quốc phòng, nhất là khi ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc chiếm diện tích tổng cộng hàng chục ngàn cây số vuông trên biển và đất liền, lại nằm gần những vị trí chiến lược về phòng thủ quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành chính sách gây hấn trên Biển Đông, chiếm giữ hải đảo và ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự áp sát bờ biển nước ta.
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Phản đối thành lập 3 đặc khu kinh tế, một số chuyên gia người VN nói rằng mô hình đặc khu đã lạc hậu lắm rồi, không phù hợp với bối cảnh hiện nay nữa. Lý do là Trung Quốc thành lập các đặc khu để cải cách, mở cửa, họ nhân rộng ra cả nước. Và vì vậy, mô hình đặc khu kinh tế đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Nói như vậy là không hiểu biết gì về đặc khu kinh tế. Nói riêng ở Trung Quốc, sau khi thí điểm thành công các đặc khu kinh tế thế hệ đầu, Trung Quốc đã triển khai trên toàn tuyến duyên hải ven biển, và tiếp tục nhân rộng ra trên toàn lãnh thổ. Nhưng người Trung Quốc họ đâu có dừng lại ở đó. Sau các thể nghiệm về mở cửa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, họ tiếp tục nâng cấp các phiên bản đặc khu với những thể nghiệm mới về mậu dịch tự do, tài chính – tiền tệ, công nghệ cao và khởi nghiệp.
Lê Kiên
Đứng về góc độ kinh tế, góc độ chuyên gia, chúng tôi cũng thấy trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa hiện nay, trong bối cảnh VN đã tham gia FTA, Hiệp định Thương mại Tự do với các nước khác nhau trên thế giới, với những cam kết rất cao về mở cửa thị trường ở VN về tạo thuận lợi cho nhà đầu tư từ các nước đến làm ăn kinh doanh với VN, thì những mô hình như đặc khu kinh tế thực sự không cần thiết nữa.


Phạm Chi Lan
Kinh tế gia

Tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội
kiến nghị Quốc hội quyết định
trưng cầu ý dân về vấn đề
thông qua Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc.

Phan Anh

MC, Hà Nội

lược sử

Dự luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc
(Dự luật Đặc khu)

1997

Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “… nghiên cứu xây dựng vài đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”.

2011

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, trong đó “…lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển…”

2012

1/10: Bộ Chính trị ra Thông báo 108-TB/TW về việc đồng ý chủ trương xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

24/12: Bộ Chính trị ra Kết luận số 53-KL/TW về việc đồng ý chủ trương xây dựng các đề án thành lập đặc khu kinh tế – hành chính Bắc Vân Phong.

2013

28/11: Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua, bổ sung chế định “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”, trao cho Quốc hội quyền thành lập các đơn vị này.

31/12: Bộ Chính trị ra Kết luận số 81-KL/TW đồng ý chủ trương xây dựng đề án thành lập khu hành chính – kinh tế đặc biệt Phú Quốc.

2014

Dự án Luật Đặc khu bắt đầu được nghiên cứu, chuẩn bị.

2016

Tháng 1: Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiệm vụ “Xây dựng một số ĐKKT để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển.”

12/4: Quốc hội thông qua Nghị quyết số 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, nêu nhiệm vụ: “lựa chọn một số khu có lợi thế đặc biệt để xây dựng ĐKKT với cơ chế đặc thù, hiệu lực, hiệu quả, có sức lan tỏa lớn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động và cả nền kinh tế.”

2017

22/3: Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 21-TB/TW về việc đồng ý chủ trương thành lập ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trực thuộc cấp tỉnh và xây dựng Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt áp dụng chung cho ba đơn vị này.

8/6: Quốc hội thông qua Nghị quyết số 34/2017/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, theo đó, dự án Luật Đặc khu sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Tháng 10-11: Quốc hội thảo luận lần đầu về Dự luật Đặc khu.

2018

29/5: Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ra tuyên bố phản đối Dự luật Đặc khu, yêu cầu Quốc hội “hoãn và bãi bỏ việc thảo luận và thông qua Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”. Tranh cãi về Dự luật Đặc khu nổ ra trên cả nước.

9/6: Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu.

10/6: Biểu tình chống Dự luật Đặc khu nổ ra tại nhiều nơi trên cả nước.

11/6: Quốc hội bỏ phiếu quyết định hoãn thông qua Luật Đặc khu tới kỳ họp tiếp theo, bắt đầu từ tháng 10/2018.

Nguồn khác: Tờ trình về dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình Quốc hội.

Biểu tình chống Dự luật Đặc khu

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/6/2018

dù ủng hộ hay phản đối

Công dân có thể làm gì?

Chất vấn đại biểu Quốc hội

Hiến pháp, Điều 79: “Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan…” Cử tri có thể gọi điện, gửi thư, đến văn phòng đại biểu, đến hội nghị cử tri, gửi thư kiến nghị, v.v.

Yêu cầu Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân

Hiến pháp, Điều 70: “Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (…) Quyết định trưng cầu ý dân”.

Yêu cầu Quốc hội mở cửa hội trường cho cử tri dự thính

Hiến pháp, Điều 83: “Quốc hội họp công khai…”
Luật Tổ chức Quốc hội, Điều 93: “Công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.”

Yêu cầu Quốc hội công khai phiếu bầu của từng đại biểu

Luật Tổ chức Quốc hội, Điều 96: “Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây: biểu quyết công khai, bỏ phiếu kín.”

Biểu tình

Hiến pháp, Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Chung tay với Luật Khoa

và cùng nói không với mọi hình thức kiểm duyệt


Đóng góp


Facebook


Twitter

Luật Khoa tạp chí © 2014 – 2018

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.