Ba bài học từ Đồng Tâm

Ảnh: TTXVN. Đồ họa: Luật Khoa.
Ảnh: TTXVN. Đồ họa: Luật Khoa.

Tôi tiếp cận Đồng Tâm ở một góc độ khá khác biệt với hầu hết giới ủng hộ dân quyền và nhân quyền tại Việt Nam.

Tôi không ủng hộ việc ông Nguyễn Đức Chung ký giấy “hứa” không khởi tố những người tham gia vào vụ bắt giữ một số cán bộ và công an viên tại xã Đồng Tâm. Tại thời điểm đó, tôi tin rằng kiểu “trả giá” này không giúp ích gì được cho nền tư pháp vốn đã rệu rã của Việt Nam. Những thảo luận trong tương lai càng khó tuân theo các lằn ranh pháp lý cụ thể khi mà những ngoại lệ cho cả bên hành pháp và những người dân đấu tranh đã được thành hình.

Song có một thực tế là Phong trào Đồng Tâm vẫn giành được cảm tình rất lớn từ công chúng.

Ngày ông Lê Đình Kình được chữa trị xong vết thương ở chân và trở về thôn Hoành, người dân ở đây hồ hởi ra tiếp đón ông, báo chí Việt Nam ca ngợi ông không tiếc lời. Ngoại trừ một số cá nhân có chức quyền hoặc thân đảng, người dân cả nước nhìn chung có cái nhìn khá tích cực về phong trào ở đây, ít nhất là đến giai đoạn 2017 – 2018. Riêng bản thân chính quyền cũng phải nhiều lần nhượng bộ.

Đây không phải là một điều dễ dàng đạt được đối với các phong trào xã hội tại Việt Nam. Nếu chúng ta thật sự nhìn lại những phong trào lớn, có mục tiêu chính đáng và thu hút được sự tham gia tích cực của một lực lượng công dân rất đáng kể như biểu tình ôn hòa yêu cầu minh bạch về môi trường ở Formosa trên khắp đất nước, biểu tình ôn hòa vì một Hà Nội xanh hay biểu tình ôn hòa phản đối những hành vi bành trướng của Trung Quốc, ta sẽ thấy họ đều không đạt được hình ảnh mong muốn. Quan điểm của công chúng về các phong trào này nhìn chung hoặc là hời hợt, hoặc là lẫn lộn. Báo chí luôn dùng văn phong tiêu cực để miêu tả mục tiêu và cách thức thực hiện phong trào, còn chính quyền thì dùng đủ mọi biện pháp vũ lực để ngăn chặn.

Vậy với tất cả những gì Phong trào Đồng Tâm đã có, điều gì khiến cho nó thất bại? Nhiều bạn đọc có thể đang cho rằng Đồng Tâm không thất bại, chính quyền chỉ đang đàn áp người dân dã man và giết chết người lãnh đạo phong trào mà thôi. Song, cũng có nhiều lý do để tin rằng phong trào đã không còn trọn vẹn với những điều tốt đẹp và đúng đắn mà nó đại diện trước đó. Và với công tác thông tin không hoàn hảo, Đồng Tâm sẽ mất đi tính tiên phong và điển hình của một phong trào xã hội.

Ông Lê Đình Kình được dân làng chào đón khi xuất viện về nhà năm 2017. Ảnh: PLO.
Ông Lê Đình Kình được dân làng chào đón khi xuất viện về nhà năm 2017. Ảnh: PLO.

Không bao giờ dùng diễn ngôn bạo lực

Hiển nhiên, cũng như rất nhiều người có lương tri, tôi không tin rằng có lý do gì để một ông cụ 85 tuổi, một chân đã hỏng vì bị giới công an đánh đập trước đó, lại thức dậy lúc nửa đêm và trực tiếp chỉ đạo một nhóm vài chục người cũng lớn tuổi không kém đi đánh úp lực lượng an ninh có con số lên đến hàng ngàn, được huấn luyện chuyên nghiệp, với đầy đủ khí tài. Và tôi cũng có một niềm tin nội tâm mạnh mẽ rằng nhóm người nhà ông Kình cũng như một số người dân Đồng Tâm bị bắt hoàn toàn không muốn leo thang xung đột một mất một còn với chính quyền đông đảo như vậy.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.