‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Lâu nay, người dân thành phố lẫn miền quê đều phải đối diện với một “kẻ thù” vô hình: tiếng ồn.
Tiếng ồn không phải từ các công trình xây dựng, tiếng cãi vã khi tham gia giao thông hay mặc cả nơi phố chợ, tiếng ồn này dai dẳng hơn và mang dáng dấp của sự tra tấn tinh thần. Đó là tiếng vang dội từ các dàn karaoke với loa công suất lớn, đang thách thức sức chịu đựng và gây ra nỗi ám ảnh đối với mỗi gia đình lân cận, đặc biệt là gia đình có người lớn tuổi, trẻ em, hay người có sức khỏe không tốt cần tịnh dưỡng tại nhà.
Đáng chú ý, có trường hợp hát hay phát nhạc karaoke qua loa kéo chỉ cách công an phường “chưa đến 100m”, và “nhiều trường hợp người dân gọi báo chính quyền, công an phường nhưng không được phản hồi”. [1]
Hát karaoke qua loa kéo với công suất lớn là nỗi ám ảnh không của riêng ai, đặc biệt là vào dịp cuối tuần khi nhiều gia đình tổ chức tiệc tùng, tụ họp và xem hát karaoke là cách thức giúp thắt chặt tình thân hữu. Lúc không biết nói gì, hay lúc chén tạc chén thù thì karaoke trở thành cách hữu hiệu để thể hiện cảm xúc. Hát karaoke giờ đây được “nhân bản” với tốc độ chóng mặt. Nhạc trẻ, nhạc đỏ, nhạc vàng, v.v. thuộc đủ tiết tấu, giai điệu trở thành phương tiện để chuyên chở tình cảm. Với âm thanh quá cỡ và những tiếng hát nửa tỉnh nửa say, âm nhạc trở thành thảm họa. Người hát thì vui vẻ, phấn chấn, được “là chính mình” trong khi người nghe thì phải khổ sở chịu đựng. Vì để giữ tình làng nghĩa xóm, nhiều gia đình buộc phải tìm nơi lánh nạn trong khi những gia đình khác phải chịu đựng trong nỗi bực dọc.