Ấp chiến lược thời Ngô Đình Diệm: Một quốc sách thất bại

Thất bại vì nỗ lực kiểm soát dân chúng và kiến tạo xã hội xa rời thực tế.

Ấp chiến lược thời Ngô Đình Diệm: Một quốc sách thất bại
Quan chức Việt Nam Cộng hòa đi thăm một ấp chiến lược vào năm 1963.

Năm 1962, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tuyên bố thiết lập các ấp chiến lược nhằm chống khủng bố và phát triển kinh tế. Ấp chiến lược là gì? Chúng được hình thành, triển khai, và kết thúc như thế nào?

Tiến sĩ Élie Tenenbaum -​ một chuyên gia người Pháp trong lĩnh vực an ninh, quân sự, với hai bài luận: “Chuyển động dân cư như một công cụ đối phó chiến dịch: Ví dụ về chương trình làng chiến lược ở miền Nam Việt Nam” đăng trên tạp chí Chiến tranh thế giới và những xung đột đương đại (2010), và “Việt Nam của các ấp chiến lược: Sự kết hợp của những ảnh hưởng khác nhau” đăng trên tạp chí Bình luận quốc tế (2018), là hai trong số rất ít những nghiên cứu về chương trình này. [1] [2] 

Tác giả cho rằng: “[Ấp chiến lược] là một hình thức di cư có chỉ đạo, hay có thể coi như di cư áp đặt đối với người dân nông thôn nhằm mục đích chống cộng. Đây không chỉ là vấn đề chính trị Việt Nam mà còn là vấn đề an ninh quốc tế.”

Trong hai nghiên cứu cách nhau gần một thập niên này, Tenenbaum - hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Viện Quan hệ quốc tế Pháp, cũng phân tích và lý giải vì sao chiến dịch này lại thất bại.

Lịch sử hình thành

Theo tác giả, đây là chính sách mà Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu sáng lập, do Mỹ tài trợ, dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài.

Những nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã học tập từ mô hình “Làng mới” (New villages) mà chính quyền thuộc Anh xây dựng ở Malaysia từ năm 1950. Đó là cách chính quyền ứng phó với nổi loạn, đề phòng nhóm thiểu số người Hoa lúc bấy giờ. Cụ thể là tách biệt kinh tế, chính trị để ngăn chặn cộng sản xâm nhập, trên chiêu bài bảo vệ người dân, phát triển kinh tế, và đoàn kết nhân dân. 

Điều này cũng không phải là lạ ở nhiều nơi trên thế giới: Người Tây Ban Nha thực hiện chính sách tương tự ở Cu Ba; người Anh tại Nam Phi, Miến Điện, Hy Lạp (trong cuộc nội chiến Hy Lạp); v.v. nhằm tách biệt dân thường với những thế lực mà chính quyền thuộc địa cho là nổi loạn.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.