Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt Nam
Giới nghiên cứu ngày nay có lẽ đã nói rất nhiều về khái niệm “authoritarian resilience”, hay “sự bền bỉ
Chúng ta đã nghe nhiều về sự phân chia cánh tả và cánh hữu trong nền chính trị của các nước dân chủ phương Tây, điển hình là Hoa Kỳ. Vậy đối với nhà nước độc đảng như Trung Quốc, liệu có sự phân chia tả hữu trong tầng lớp cầm quyền cũng như trong công chúng nói chung không?
Sự khác biệt cơ bản giữa cánh tả và cánh hữu nằm ở quan niệm khác biệt về bình đẳng.
Cánh tả thường rất quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng kinh tế và ủng hộ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ quyền của người lao động và đảm bảo phúc lợi xã hội. Các chính sách mà cánh tả ủng hộ thường bao gồm đánh thuế cao đối với người giàu, áp dụng mức lương tối thiểu, ủng hộ bảo hiểm y tế toàn dân và bảo hiểm thất nghiệp để bảo vệ người dân khỏi rủi ro.
Trong khi đó, cánh hữu tin rằng bất bình đẳng là một hiện tượng tự nhiên trong xã hội. Họ ủng hộ thị trường tự do và giảm thuế nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra công ăn việc làm. Họ lập luận rằng các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ giúp giảm thiểu nghèo đói một cách tự nhiên, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong xã hội. Cánh hữu cho rằng tương tác cung cầu trên thị trường giúp nguồn lực được phân phối một cách hiệu quả, trong khi can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế sẽ dẫn đến bóp méo thị trường, giảm hiệu suất, lãng phí và làm chậm tốc độ tăng trưởng. [1]
Cần lưu ý rằng phổ chính trị tả - hữu rất rộng và có tính tương đối. Một chính sách cụ thể ở nước này bị cho là tả nhưng nếu thực hiện ở một nước khác thì lại được phe hữu nước đó ủng hộ.
Vậy trong mô hình chính trị độc đảng của Trung Quốc, người dân nói chung có chia thành hai phái chính trị tả - hữu không?
Câu trả lời là có.