Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Càng nhiều ý kiến bất đồng, xã hội càng hài hòa.
“Trung dung” và “hài hòa” là hai khái niệm quan trọng trong Nho giáo, mà cho đến nay vẫn duy trì sức ảnh hưởng sâu rộng đối với các quốc gia Đông Á, những nước cùng thuộc vùng văn hóa Hán quyển, bao gồm cả Việt Nam.
Trong sách Trung dung, chương thứ nhất, tiết thứ ba có viết: [1]
“Hỷ, nộ, ai, lạc, chi vị phát, vị chi trung; phát nhi giai trúng tiết, vị chi hòa.
Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã.
Trí trung hòa: thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.”
Tức là: Mừng, giận, buồn, vui, khi chưa biểu hiện ra gọi là trung; biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ gọi là hòa. Trung là gốc lớn của thiên hạ; hòa là đạo lý thông đạt trong thiên hạ. Đạt tới sự trung hòa thì trời đất có vị trí thỏa đáng, vạn vật phát huy dục sinh trưởng.
Tương truyền, người biên soạn thiên Trung dung là Tử Tư đã đề ra khái niệm “trung hòa” dựa trên tư tưởng của Khổng Tử về “trung” trong “trung dung” và “hòa” trong “hòa nhi bất đồng”.
Học trò khác của Khổng Tử là Hữu Nhược cũng đề cao tính hòa – chỉ sự vừa phải, cân bằng – thông qua câu: “Lễ chi dụng, hòa vi quý, tiên vương chi đạo tư vi mỹ” (sách Luận ngữ, chương Học nhi), tức là giữ lễ mà đạt được sự hài hòa là quý, đạo của các tiên vương đẹp ở đó. [2]
Ở Việt Nam, chúng ta từ lâu đã quen với câu nói “dĩ hòa vi quý”. Cách diễn đạt này tương đối gần gũi và dường như thực sự gắn liền với căn tính của người Việt, được người Việt mở lòng chấp nhận bởi hảo cảm và tính tương thích, chứ không còn đơn thuần là một tư tưởng chịu ảnh hưởng thụ động hay bị áp đặt từ bên ngoài.