‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Trương Tự Minh (dịch)
Vào trung tuần tháng Tám, một tòa án ở Beijing (Bắc Kinh), Trung Quốc đã chấp thuận thụ lý đơn kiện Bộ Giáo Dục nước này từ một sinh viên về một số đầu sách giáo khoa trong đó mô tả đồng tính luyến ái là bệnh tâm thần.
Năm 2001, Hiệp hội Tâm thần học Trung Quốc đã loại đồng tính luyến ái và song tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh lý trong sổ tay chẩn đoán “Phân loại các dạng rối loạn tâm thần Trung Quốc”. Trước đó, các hành vi đồng tính luyến ái cũng đã được chính quyền nước này phi hình sự hóa kể từ năm 1997.
Do đó, khi Chen Qiuyan – nữ sinh viên 20 tuổi đang theo học ngành truyền thông tại trường Sun Yet-sen phía Nam tỉnh Guangzhou (Quảng Châu), đã hoàn toàn bị sốc khi phát hiện ra tất cả sách giáo trình trong thư viện trường đều khẳng định đồng tính là một loại bệnh lý. Theo đó, trong một xuất phẩm về tâm lý học xuất bản vào năm 2013 định nghĩa: “Loạn dâm là một dạng của rối loạn tâm lý về tình dục mà chủ thể thường bị hấp dẫn tình dục bởi các đối tượng không bình thường. Nó bao gồm ấu dâm, loạn dâm động vật, ái tử thi và đồng tính luyến ái”.
Vào thời điểm đó, Chen đang tìm hiểu xem liệu cô có phải là một người đồng tính nữ. Vì lo rằng thông tin trên mạng không đáng tin cậy, cô đã tìm đến nguồn tài liệu học thuật trong thư viện trường. Tuy nhiên, những gì nữ sinh viên này tìm thấy chỉ làm khoét sâu thêm tình trạng khủng hoảng tâm lý cô đang phải đối mặt.
Trả lời tờ New York Times qua điện thoại, Chen nói: “Những tưởng sách giáo khoa sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy. Ngờ đâu sau khi đọc chúng, tôi hoang mang vô cùng. Thậm chí tôi còn thấy sợ hãi hơn nếu thừa nhận mình là người đồng tính.”
Cụ thể, Chen đã mượn từ thư viện năm đầu sách được xuất bản từ năm 2001 trở lại đây, và tất cả đều xem đồng tính là bệnh. Một số quyển còn khuyến khích chữa trị bằng liệu pháp tâm lý gây sợ hãi (aversion therapy), trong đó có sốc điện và uống thuốc nôn mửa. Các tài liệu đều cùng được xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục Cao học Quảng Đông, một công ty xuất bản trực thuộc Sở Giáo dục tỉnh này.
Sau khi tham khảo chuyên gia tâm lý cũng như tham gia các nhóm chia sẻ dành cho người đồng tính tại địa phương, Chen mới có thể xác định nội dung trong các đầu sách giáo khoa trên là không chính xác. “Từ những cảm xúc tôi đã phải trải qua, những quyển giáo trình này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý nơi các bạn sinh viên đồng tính. Sau đó tôi còn được biết đã và đang còn có nhiều người đồng tính khác trên khắp đất nước đang bị những loại sách giáo khoa như thế làm cho tổn thương.” – Cô chia sẻ.
Khiếu nại và khởi kiện không thành
Đơn kiện Bộ Giáo Dục Trung Quốc của Chen nhằm yêu cầu Bộ này giải trình quy trình thẩm định và chấp thuận nội dung của các đầu sách giáo khoa nói trên là hệ quả sau nhiều nỗ lực kêu gọi thu hồi không thành. Ngày 19/3/2015, Chen cùng 10 sinh viên khác đồng gửi thỉnh nguyện thư đến Cục Quản lý Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình cũng như Sở Giáo Dục tỉnh Guangdong về yêu cầu nói trên. Đi cùng với thỉnh nguyện thư, cô và bốn sinh viên khác còn biểu tình bên ngoài văn phòng Sở Giáo Dục tỉnh này.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình lại hướng dẫn Chen chuyển yêu cầu đến Bộ Giáo Dục. Trong khi đó, Sở Giáo Dục tỉnh Quảng Châu cũng chuyển thư của cô đến đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản các đầu sách trên, để rồi sau đó nhà xuất bản này trả lời Chen rằng tất cả giáo trình được đề cập đều không có sai sót và hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn quốc gia.
Tiếp tục nỗ lực của mình, hồi tháng Năm vừa qua, Chen nộp đơn ra tòa kiện nhà xuất bản với yêu cầu buộc phải thu hồi các đầu sách. Nhưng một tòa cấp thấp ở Guangzhou đã từ chối thụ lý vụ việc dựa trên lý do Chen không có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp trong việc ấn bản các đầu sách của nhà xuất bản. Sau đó cô làm đơn khiếu nại quyết định này của tòa nhưng vẫn bị bác bỏ.
Tác động ở nhiều cấp độ
Vào ngày 14/5, Chen làm đơn gửi Bộ Giáo Dục Trung Quốc, trong đó cô yêu cầu cơ quan này công khai quy trình kiểm tra và thông qua các đầu sách giáo khoa. Theo quy định của Luật Công khai Thông tin Chính phủ Trung Quốc, 15 ngày làm việc là thời hạn luật định Bộ Giáo Dục nước này có nghĩa vụ phải trả lời yêu cầu từ Chen. Tuy nhiên, dù đã quá thời hạn trên nhưng cơ quan này vẫn không có phản hồi. Vì vậy Chen đã đâm đơn kiện, và kết quả là ngày 14/8 vừa qua Tòa Trung cấp số 1 của Beijing đã chấp thuận thụ lý vụ án.
Theo Wang Zhenyu, luật sư của Chen ở Beijing, vụ kiện sẽ có tác động ở nhiều góc độ. Vị luật sư này giải thích: “Nó sẽ buộc chính phủ phải tuân thủ các quy định về quyền tiếp cận thông tin của người dân cũng như tiến hành quy trình kiểm tra nội dung sách giáo khoa chặt chẽ hơn. Mặt khác, vụ kiện này sẽ giúp khuấy lên những trao đổi và thảo luận cần thiết về tình trạng phân biệt đối xử mà người đồng tính vẫn đang phải đối mặt từng ngày.”
Đây không phải là vụ kiện đầu tiên ở Trung Quốc có đối tượng xét xử liên quan đến vấn đề đồng tính. Năm ngoái, một tòa án ở Beijing đã đưa ra một phán quyết được cho là có tính lịch sử khi một bệnh viện buộc phải bồi thường cho nguyên đơn là một đồng tính nam sau khi người đàn ông này trải qua các liệu pháp “chữa trị đồng tính” tại cơ sở y tế nói trên.
Hiện nay, nhiều tổ chức y tế và khoa học trên thế giới đã kết luận đồng tính luyến ái là một xu hướng tính dục tương tự như dị tính luyến ái hay song tính luyến ái, theo đó đồng tính không phải là một loại bệnh tâm thần và không cần chữa trị.
Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các rối loạn tâm thần trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh Tâm thần của tổ chức này. Năm 1977, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn còn liệt kê đồng tính là một dạng bệnh lý tâm thần, tuy nhiên đến năm 1990, WHO đã thông qua nghị quyết loại bỏ việc phân loại này
Tài liệu tham khảo
China: Gay student sues ministry over textbooks
Beijing Court to Hear Suit Over Texts Calling Homosexuality an Illness