‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Bùi Thúy Hiền (dịch)
Kỳ trước: Hỏi đáp TPP – Kỳ 1: TPP và những vấn đề nhân quyền
1. TPP yêu cầu các nước có lịch sử bảo vệ quyền lao động yếu kém phải cải cách?
Việc Hoa Kỳ đàm phán các hiệp định song phương với Việt Nam, Malaysia và Brunei là một bước tiến độc đáo và quan trọng trong nỗ lực bảo vệ quyền lao động trong các hiệp định thương mại. Các Thỏa thuận nhất quán hành động trực tiếp yêu cầu chính phủ ba nước nói trên thực hiện cải cách lập pháp và quy định pháp luật cụ thể; tăng cường năng lực thực thi trước khi họ có thể được hưởng những lợi ích thương mại TPP.
Điều đáng tiếc là các thỏa thuận theo phương thức này lại không được đàm phán với các nước còn lại như Mexico, Peru, cho dù các quốc gia này vẫn còn đang bị khiếu kiện theo NAFTA và Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ – Peru.
Kế hoạch song phương Hoa Kỳ – Việt Nam về Tăng cường quan hệ thương mại và lao động đã yêu cầu Việt Nam phải cải cách sâu rộng hệ thống pháp luật quốc gia về các vấn đề lao động. Kế hoạch này cũng buộc Việt Nam phải đóng cửa các cơ sở giam giữ hành chính có sử dụng lao động cưỡng bức. Quan trọng hơn là thỏa thuận này yêu cầu Chính phủ chấp thuận các liên đoàn lao động độc lập quy mô hơn được phép hoạt động trong vòng 5 năm tới. Nếu sau 5 năm, Việt Nam không cho phép các liên đoàn độc lập thành lập và hoạt động đúng nghĩa, Hoa Kỳ có thể trả đũa đơn phương bằng cách tái áp đặt thuế quan hoặc hoãn cắt giảm thuế quan hiện hành. Điều này chắc chắn sẽ tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam phải nỗ lực để đạt được các nghĩa vụ quan trọng nằm trong TPP.
Tuy nhiên, do việc đình chỉ hoặc giảm thuế không phải là điều khoản tự động, chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai có thể quyết định không thực thi quyền của mình với nhiều lý do kinh tế hay chính trị.
Thỏa thuận song phương cũng đặt ra Ban Chuyên gia Lao động (Labor Expert Panel) nhằm giám sát việc Việt Nam tuân thủ các quy định của TPP cũng như thỏa thuận song phương, đồng thời có những kiến nghị với Chính phủ hai nước. Ban này là một cơ quan ba bên bao gồm đại diện từ Hoa Kỳ, Việt Nam và một chuyên gia lao động độc lập từ Tổ chức Lao động Thế giới (ILO). Tuy nhiên, Ban này không có quyền hạn hoặc khả năng chính thức thực thi các điều khoản về lao động theo TPP hoặc Thỏa thuận thống nhất hành động.
Các quy định thực thi khác của TPP nhìn chung là khá mơ hồ và ít ràng buộc. Trong khi các thỏa thuận song phương yêu cầu quốc gia thành viên thực hiện cải cách pháp luật, thực thi luật lao động và xây dựng năng lực thể chế chung thì việc đánh giá sự tuân thủ sẽ được Hoa Kỳ đánh giá một cách chủ quan, có thể mất nhiều năm tiến hành và đối mặt với những trở ngại phát sinh từ các mục tiêu chính sách đối ngoại, lợi ích thương mại, và cân nhắc chính trị khác.
2. TPP có gây tác động gì với các quyền liên quan đến sức khỏe?
Một số tổ chức nhân đạo và sức khỏe như Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), Oxfarm, Health Gap cũng lên tiếng quan ngại về các quy định ở Chương Sở hữu trí tuệ của TPP khi chúng thúc đẩy, tăng cường bảo vệ quyền tác giả và sáng chế dược phẩm, vốn dẫn đến chi phí y tế cao hơn.
TPP sẽ buộc hầu hết các nước thành viên mở rộng phạm vi độc quyền bằng sáng chế hiện hành, kéo dài thời gian trước khi các loại thuốc gốc giá cả phải chăng được bán nhiều trên thị trường. Các quy định cũng mở rộng trường hợp các công ty có thể được trao bằng sáng chế mới chỉ bằng cách cải biến nhỏ những loại thuốc hiện có, được ví von là những bằng sáng chế “trường sinh”.
TPP cũng quy định rằng các chính phủ hạn chế việc các cơ quan quản lý và công ty sản xuất thuốc thứ cấp cạnh tranh bằng cách sử dụng dữ liệu lâm sàng hiện có về an toàn và hiệu quả thuốc sinh học ngay cả trong trường hợp không có hoặc còn bằng sáng chế. Nghĩa là, kể cả khi bằng sáng chế của một loại thuốc đã hết hạn thì công ty dược có thể tiếp tục sở hữu các dữ liệu này miễn là nó hiệu quả và an toàn.
Việc này sẽ buộc các công ty dược đang nỗ lực sản xuất thuốc thứ cấp phải thực hiện các thử nghiệm trùng lặp và không cần thiết nhằm chứng minh lại những phát hiện y học vốn đã được khoa học kiểm chứng trước đó. Trong thực tế, các quy định này sẽ ngăn chặn các công ty dược thứ cấp sản xuất những loại thuốc đã được bảo hộ, do đó kéo dài thời gian sở hữu của các công ty sáng chế trước khi các phiên bản rẻ hơn được bán trên thị trường.
Các tập đoàn dược phẩm cho rằng việc bảo vệ độc quyền cần phải được tăng cường mới có thể thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, các công ty dược vốn đã được hưởng những lợi ích độc quyền lớn theo chế độ sở hữu trí tuệ hiện hành, đồng thời cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu về thuốc đặc trị bằng ngân sách nhà nước và các ưu đãi thuế chứ không phải là hoạt động vì cơ sở lợi nhuận. Thực tế, các quy định sở hữu trí tuệ của TPP sẽ hạn chế hoặc làm giảm việc các quốc gia có thể tiến tới chính sách giảm giá thuốc, đặc biệt là theo quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Một khi TPP có hiệu lực, các hệ thống y tế công cộng, nhà cung cấp bảo hiểm và bệnh nhân sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua thuốc đặc trị. Ở các nước nghèo, với nguồn lực y tế còn hạn chế, bệnh nhân cần thuốc đặc trị để kéo dài thời gian sống sẽ không thể mua chúng, dẫn đến việc họ sẽ lâm bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong nhanh hơn.
Cơ chế bảo hộ sáng chế của TPP và việc bảo vệ độc quyền khác đối với các loại thuốc không thể được biện minh trên cơ sở y tế công cộng. Những quy định của TPP không chỉ làm tổn hại tới lợi ích y tế công cộng và còn tạo ra tiêu chuẩn cho các hiệp định thương mại tương lai, ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh nhân.
Còn tiếp
Nguồn bài viết Q&A: The Trans-Pacific Partnership