‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Hoàng Thảo Anh (dịch)
Đừng tự mãn dù bạn đang học tại một trường luật danh tiếng và điểm số cao, dù bạn vừa được nhận làm tại một công ty luật tiếng tăm hay vừa tham gia một hoạt động công ích mùa hè. Để tiến được xa hơn, bạn sẽ cần bổ sung thêm nhiều yếu tố. Sự thông minh và những tấm bằng chứng nhận chưa bao giờ là đủ.
Hãy tự hỏi bản thân: “Điểm cộng của mình là gì?”. Làm thế nào bạn để trở nên nổi bật khi mà nghề luật (tại thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng) đang dần trở thành một loại hàng hóa phổ thông, và sở hữu khả năng trung bình không còn là một sự lựa chọn sáng suốt?
Không nên đợi ra trường, có công việc mới rèn luyện những kĩ năng cần thiết để thành công. Sau đây là 6 điều cơ bản mà bạn cần làm để bồi dưỡng kỹ năng ngay khi còn là sinh viên trường luật.
1. Nâng cao khả năng viết
Sinh viên than thở về những lớp học soạn thảo văn bản pháp luật, nhưng ít ai biết rằng đó có thể là những lớp học giá trị nhất ở trường luật. Sinh viên luật hay nghĩ rằng họ viết tốt, nhưng thực tế cho thấy đa số thường chỉ là quá tự tin. Nhiều giáo viên hướng dẫn môn học soạn thảo đã xác nhận điều này.
Để cải thiện và nâng cao khả năng viết, có rất nhiều phương pháp như: làm việc cho một tờ báo (để học cách biên tập, chỉnh sửa câu cú và điều đó sẽ giúp bạn chắc về kĩ năng viết); tham gia các lớp học có yêu cầu bài viết dài; tham gia tranh biện (giúp cho việc tranh luận và thực hành thêm kĩ năng viết tóm lược) và theo học các lớp soạn thảo hợp đồng.
Quá trình viết và sửa sai sẽ giúp kĩ năng viết của bạn ngày một tốt hơn. Nhưng điều này cũng đòi hỏi nhiều sự hướng dẫn, thực hành và sửa chữa.
2. Học cách giao tiếp như một người trưởng thành
Điều này nghĩa là bạn học cách viết một lá thư xin việc theo đúng chuẩn và giao tiếp chuyên nghiệp qua điện thoại. Tức là sử dụng cách nói quy phạm điển hình. Nhiều sinh viên luật không bao giờ làm vậy và họ rơi vào thế bất lợi. Khách hàng, nhà tuyển dụng, đối tác, thẩm phán… sẽ có khuynh hướng ít lắng nghe bạn nếu bạn nói năng như một bảo mẫu trung học.
3. Học cách đọc một báo cáo tài chính
Dù cho bạn có dự định trở thành một luật sư tư vấn, luật sư biện hộ hay có bất kì kế hoạch nào khác, nắm vững những kiến thức cơ bản về tài chính và kế toán là điều vô cùng cần thiết.
Nên nhớ rằng bạn thậm chí không nên tiến hành một cuộc họp phụ huynh hay một hiệp hội giải cứu động vật giản đơn khi bản thân không biết làm thế nào để đọc được một bảng cân đối kế toán. Hãy tham gia một khóa giới thiệu về kế toán tại trường luật nếu nó hoàn toàn xa lạ đối với bạn và sau đó, hãy đăng ký vào một lớp học kế toán thực sự, nơi mà các sinh viên cao học chuyên ngành Quản trị đã được trải nghiệm tại các trường kinh tế.
4. Gặp gỡ các sinh viên trường kinh tế
Trong quá trình tham gia khoá học với các sinh viên kinh tế, hãy tìm cơ hội để trò chuyện với họ. Hãy chú ý đến những gì họ nói và những điều họ nghĩ. Trong tương lai họ có thể sẽ điều hành cả một doanh nghiệp, trở thành những khách-hàng-trên-cả-thượng-đế kiêm nguồn giới thiệu khách hàng cho bạn. Nếu bạn muốn thu được thành quả sau này, hãy tìm hiểu về những nhu cầu pháp lý hợp pháp lẫn phi pháp của họ.
Bất kể mục tiêu cuối cùng của bạn là gì, hãy mở rộng các mối quan hệ. Đừng chỉ gặp gỡ với các sinh viên trường Luật khác chỉ để khẳng định cái tôi ngay thẳng của bản thân.
5. Tránh mạng lưới quan hệ “ảo”/ Luôn kết nối thực sự với mọi người.
Làm quen bằng cách email tới tấp đến những người lạ với hy vọng nhận được những thứ như thời gian, tiền bạc, lời khuyên, công việc, ân huệ… là một cách làm thiếu hiệu quả. Điều này chỉ phù hợp nếu đó là những người đã quen bạn từ trước. Nhưng trong nhiều trường hợp, thiết lập các mối quan hệ nghĩa là bạn phải tắt laptop đi, ra ngoài và nói chuyện với một cá nhân thực sự.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật cũng là một giải pháp. Bạn không bao giờ biết được lúc nào và ở đâu, cơ hội hay bí kíp đổi đời sẽ xuất hiện. Vì thế, vấn đề nằm ở những mối quan hệ xã giao (những mối quan hệ không thuộc phạm trù bạn thân hay gia đình xung quanh bạn). Đó là những người đến trường của bạn và bắt chuyện theo một cách thú vị để phát triển kĩ năng kết nối con người bên trong bạn. Việc kết nối các mối quan hệ làm cho cuộc sống thực tế được vận hành và trôi chảy, và đó chính là thứ mà bạn thực sự phải làm.
6. Giải quyết vấn đề, sáng tạo và suy nghĩ như một doanh nhân
Bạn có thể tự mặc định bản thân bước vào trường Luật bởi vì bạn không có hứng thú với “thế giới kinh doanh” (những sinh viên luật thường có những khái niệm mơ hồ về ý nghĩa của nó). Nhưng bạn nên bắt đầu học cách suy nghĩ như một doanh nhân – điều khiến cho con người bạn trở nên rất linh động: bạn có thể sở hữu một văn phòng luật sư cho riêng mình, trở thành một cổ đông của một hãng luật khác hay trở thành thành viên hội đồng quản trị. Vì vậy, hãy bắt đầu suy nghĩ như thế ngay bây giờ.
Nếu bạn dự định bắt đầu một công việc hè tại một công ty hay bất kì tổ chức nào khác, hãy bắt đầu quan sát cách những người lãnh đạo điều hành đội nhóm của mình và quản lý nguồn lực. Hãy xem họ thu hút các khách hàng doanh nghiệp như thế nào. Hãy chú ý cách họ không chỉ giải quyết công việc ngay tại chỗ và xác định vấn đề (các luật sư rất giỏi về vấn đề này) mà còn xử lý tất cả các rắc rối một cách sáng tạo và mang lại hiệu quả cao về chi phí (các luật sư thường lúng túng khoản này).
Điều này không nên là một viễn cảnh đáng sợ. Ngay khi bạn đang còn ngồi trên giảng đường, hãy bắt đầu thay đổi tư duy tinh thần của bản thân: hãy nghĩ bạn là một doanh nhân điều hành cả doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề về quản lý. Trường Luật trao cho bạn khả năng không ngừng suy luận phân tích; đây cũng là một điểm mạnh khi lựa chọn nó. Nhưng sự sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề đối với những thách thức về quản lý lại không được giảng dạy hiệu quả, vì vậy bạn nên bắt đầu chú ý đến những kĩ năng đó ngay từ bây giờ.
Nguồn bài viết