Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ – Kỳ 1: Liều vaccine chống chính trị hóa nền tư pháp

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ – Kỳ 1: Liều vaccine chống chính trị hóa nền tư pháp

Hoàng Thảo Anh (dịch)

Bài viết Influence and Independence: Politics in Supreme Court Decisions là một phần trong cuốn Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ: Tư pháp công bằng theo pháp luật, được phát hành bởi Chương trình của Cục thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao của tác giả Suzanna Sherry.

Tựa đề và các tiểu mục do Ban Biên Tập Luật Khoa tạp chí đặt.

Suzanna-Sherry

Bà Suzanna Sherry, tên thật là Herman O.Loewenstein – Giáo sư tại Khoa Luật thuộc trường Đại học Vanderbilt, Tennesse. Bà là đồng tác giả của ba cuốn sách về Luật Hiến pháp và lý thuyết Hiến pháp bao gồm: Những yêu cầu trong xét xử (Judgement calls): Đưa luật pháp ra khỏi Chính trị trong các vụ án trên cơ sở Hiến pháp (2008); Sự tìm kiếm liều lĩnh: Lạc lối khi tìm kiếm nền tảng xây dựng Hiến pháp (2002) Trên tất cả các lí do: Cuộc tấn công cơ bản vào sự thật của nền pháp lý Hoa Kỳ (1997). Bà đồng thời là chủ nhân của các bài báo và là đồng tác giả của ba giáo trình khác.

Tác giả Sherry thừa nhận về mối lo ngại rằng quan điểm chính trị của một thẩm phán sẽ hình thành nên phán quyết của người đó. Tuy nhiên, bà cho rằng những e ngại này ngày càng bị làm quá lên. Rất nhiều yếu tố từ quan điểm cá nhân đến thể chế đang ảnh hưởng đến việc giải thích các phán quyết của mỗi thẩm phán, chứ không chỉ khuynh hướng chính trị của bản thân họ .

Gần hai thế kỉ trước, Alexis de Tocqueville –  tác gia danh tiếng về hệ thống chính trị, dân sự và thông luật Hoa Kỳ đã từng viết:

“Hầu như không tồn tại một vấn đề chính trị nào mà không sớm muộn trở thành câu hỏi pháp lý cần được trả lời tại Hoa Kỳ.

Lời khẳng định này vẫn chính xác cho đến nay và nó đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan đặc biệt cho các toà án Hoa Kỳ. Các thẩm phán làm thế nào để giải quyết vấn đề khi bản chất của nó mang tính chính trị hơn tính pháp lý? Câu trả lời nằm trong cấu trúc của nhánh tư pháp và quá trình hình thành nên phán quyết của các thẩm phán.

Xuất thân học vấn và chính trị đa dạng

Không giống như các thẩm phán tại các quốc gia khác, thẩm phán Hoa Kỳ được lựa chọn từ hàng ngũ các luật sư nhiều năm kinh nghiệm và được sắp xếp vào các vị trí tư pháp mà ít khi phải trải qua khóa đào tạo đặc biệt thêm. Kể cả những thẩm phán tối cao thuộc Tối Cao Pháp Viện cũng không ngoại lệ, dù họ thường có kinh nghiệm xử lý án trước tại các tòa án cấp khác (như Appeal Court của các Circuit). Tuy vậy, về cơ bản họ đều nhận được sự đào tạo pháp lý không quá khác biệt các luật sư khác trên toàn nước Mỹ.

Thực tế là, trong khi những sinh viên (bao gồm cả các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện trong tương lai) học tập để trở thành luật sư có thể lựa chọn những lĩnh vực chuyên sâu, ví dụ như pháp luật Lao động hay pháp luật Chống độc quyền, thì lại không có khoá học nào được xây dựng nhằm chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp tư pháp sau này của họ.

Chính vì vậy, các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã bắt đầu sự nghiệp của họ với vai trò luật sư. Điều này đồng nghĩa với việc thành tích, quan điểm chính trị và khuynh hướng ý thức hệ của họ khá đa dạng (thay vì có thể bị ảnh hưởng ít nhiều qua các khóa học điều kiện để trở thành thẩm phán – ND). Sự đa dạng tại Toà Tối Cao Pháp Viện – đặc biệt là sự đa dạng về chính trị – là thứ có thể bị thu hẹp bởi quy trình lựa chọn thẩm phán: mỗi cá nhân sẽ được Tổng thống đề cử và phải được Thượng viện phê chuẩn với số phiếu thuận đa số từ các nghị viên.

Một khi đã được bổ nhiệm, các thẩm phán sẽ phục vụ đến cuối đời hoặc cho đến khi lựa chọn nghỉ hưu; sẽ không có những điều kiện cố định và việc nghỉ hưu bắt buộc – điều khiến cho các thẩm pháp Hoa Kỳ nổi tiếng với khả năng thoát khỏi sự lệ thuộc quan điểm chính trị với nhà nước nếu họ thấy cần thiết.

Thêm vào đó, những vị trí trống tại Tối Cao Pháp Viện sẽ không thường xuyên xuất hiện và không thể dự đoán trước, và những quan điểm chính trị của bất kì thẩm phán riêng biệt nào sẽ phụ thuộc vào tình hình chính trị vào thời điểm người đó được bổ nhiệm.

Một tổng thống của đảng chiếm đa số ghế tại Thượng viện sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn là một tổng thống yếu thế khi phải đối mặt với một nghị viện mà đảng đối lập chiếm phần đông.

Tại bất kỳ một thời điểm đặc biệt nào, Toà án luôn bao gồm những thẩm phán được bổ nhiệm bởi các vị tổng thống khác nhau và được phê chuẩn bởi các nhiệm kỳ Nghị viện khác nhau. Ví dụ, trong Tối Cao Pháp Viện bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 10 năm 2012, có 9 thẩm phán được bổ nhiệm bởi 5 vị tổng thống khác nhau bao gồm 3 người thuộc Đảng Cộng Hoà và 2 người của Đảng Dân Chủ.

1280px-Supreme_Court_US_2010

Sự ra đi đột ngột của thẩm phán Scalia để lại một cuộc chiến chính trị căng thẳng giữa các đảng phái Hoa Kỳ. Tuy vậy, sự độc lập cố hữu của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ khó có thể thay đổi.

Sự đa dạng về quan điểm chính trị trong Toà án và sự bổ nhiệm theo định kỳ các thẩm phán mới đảm bảo sẽ không có một bè phái chính trị nào được chiếm ưu thế chắc chắn trong một thời gian dài.

Tinh thần pháp luật

Không chỉ vậy, bên cạnh những khác biệt đó, tất cả các thẩm phán đều cùng nhau cam kết phát huy tinh thần của Hiến Pháp. Lòng trung thành của họ hướng đến mục tiêu xây dựng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trở thành quốc gia thượng tôn pháp luật, hơn là chịu sự điều chỉnh của con người và đảng phái.

Đối với việc giải thích và áp dụng Hiến Pháp và pháp luật, các thẩm phán không được xem bản thân như những người bảo vệ lý tưởng thuần khiết (Platonic) để tìm kiếm cách quản lý một xã hội không hoàn hảo, thay vào đó họ phải xem bản thân là những đầy tớ trung thành với pháp luật.

Tối Cao Pháp Viện có thể, và được phép, quyết định các vấn đề chính trị, nhưng chỉ được thực hiện bằng việc sử dụng cùng một công cụ pháp lý được áp dụng chung cho bất kì vấn đề pháp lý nào. Nếu không, toà án có thể gây nguy hại cho tính chính đáng của nó: Công chúng có thể sẽ không xem Toà án như một thực thể đặc biệt được nhận sự tôn trọng.

Sự tồn tại của quan điểm chính trị cá nhân

Tuy nhiên, thẩm phán cũng có những quan điểm cá nhân của riêng họ. Họ được bổ nhiệm thông qua một quy trình chính trị. Các nhà quan sát đương nhiên phải tự hỏi quan điểm chính trị của họ thực sự đóng vai trò to lớn đến nhường nào.

Một số học giả tranh luận rằng sự ưu tiên chính trị của các thẩm phán đóng một vai trò quan trọng, về cơ bản là yếu tố áp đặt những phán quyết của họ trong nhiều vụ việc. Họ chỉ ra thực tế rằng các thẩm phán được bổ nhiệm bởi những tổng thống của giới cổ điển có xu hướng ủng hộ cho các quan điểm bảo thủ và những người được bổ nhiệm bởi các tổng thống cánh tả lại nghiêng về hướng đối lập.

Sự phê chuẩn gây tranh cãi về những thẩm phán được đề cử gần đây dĩ nhiên làm thay đổi góc nhìn của người dân về việc quan điểm chính trị cá nhân của thẩm phán có thể là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định các vấn đề về pháp lý.

Nhưng chúng ta không nên vội kết luận rằng những thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện đơn giản là chỉ đang cố gắng tiến hành các chính sách ưu tiên quan điểm chính trị của mình như những chính trị gia khác. Có rất nhiều yếu tố đang làm phức tạp hoá các phân tích ban đầu. Mời độc giả đón đọc ở kỳ sau.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.