Khi nào sự cẩu thả trong điều trị y tế cấu thành tội phạm? – Kỳ 1

Khi nào sự cẩu thả trong điều trị y tế cấu thành tội phạm? – Kỳ 1

Sau hàng loạt sai phạm y tế có tính nghiêm trọng từ cái chết của nhiều trẻ em trong scandal vaccine, phong trào “Công lý cho Toàn” khi một thanh niên trẻ chết đột ngột vì một ca phẫu thuật đầu gối đến việc một nữ sinh phải cưa chân sau khi đến bệnh viên bó bột; rõ ràng cho rằng những sai phạm y tế miễn nhiễm với tội danh hình sự sẽ là một sai lầm nghiêm trọng – bởi số lượng bác sĩ, nhân viên y tế bị truy cứu trách nhiệm hình sự sau hàng loạt tai nạn thương tâm này là con số không. Nhưng giới hạn ở mức độ nào là hợp lý để những người hành nghề y tế có thể an tâm hành nghề và chữa trị cho bệnh nhân?

Nữ sinh Vi sau khi phải cắt bỏ chân. Ảnh: Thùy Dương - Nguồn: Tuổi trẻ

Nữ sinh Vi sau khi phải cắt bỏ chân. Ảnh: Thùy Dương – Nguồn: Tuổi trẻ

Hồng Tâm (Dịch)

Khi nào chuyên gia y tế bị bỏ tù bởi việc điều trị cho bệnh nhân? Tin tức liên quan đến việc truy tố và kết tội đối với các chuyên gia y tế xảy ra mỗi ngày. Các công tố viên được trang bị huy hiệu và trát đòi hầu tòa đang dần xuất hiện không báo trước với mức độ thường xuyên hơn tại các cơ sở điều trị. Những người hành nghề đang phải đối mặt với việc bị truy tố hình sự và bị phạt tù chính là tình trạng thực tế xảy ra đối với các cá nhân này. Trong khi một số người cho rằng các chuyên gia y tế đơn giản chỉ cần tuân thủ đúng pháp luật và tránh thực hiện bất cứ hành vi cẩu thả nào có tính chất hình sự là được, nhưng điều này nói thì dễ hơn làm. Điều khó khăn ở đây nằm ở việc xác định khi nào và dưới mức độ nào thì hành vi cẩu thả của các chuyên gia y tế cấu thành tội phạm.

Mục đích của bài viết này đề cập đến các trường hợp mà theo đó hành vi cẩu thả được xem là phạm tội, các vấn đề liên quan đến việc truy tố đối với hành vi cẩu thả trong điều trị, và lý do vì sao trách nhiệm dân sự cuối cùng vẫn là hệ thống pháp luật chính cho việc xử lý hành vi cẩu thả gây thiệt hại trong quá trình điều trị.

Cần chấp nhận việc truy tố hình sự đối với hành vi cẩu thả trong điều trị là một xu hướng đang phát triển

Trước đây, việc truy tố hình sự đối với hành vi cẩu thả trong điều trị xảy ra khá hiếm. Giữa năm 1809 và 1981, có khoảng 15 vụ án phúc thẩm được báo cáo [1].

Tuy nhiên, có những căn cứ cho thấy rằng những loại vụ việc như thế này đang ngày càng gia tăng. Có thể không có những số liệu thống kê toàn diện đối với vấn đề này, nhưng những số liệu kết hợp từ ba bài báo pháp luật gần đây đã đưa ra gần 30 trường hợp liên quan đến việc truy tố hình sự đối với các bác sỹ từ năm 1981 đến năm 2005 [2].

Một vụ việc nổi tiếng nhất và được công bố gần đây là trường hợp của bác sĩ Dr. Conrad Murray, người bị kết tội hình sự đối với hành vi cẩu thả trong quá trình điều trị, cũng chính là bác sĩ riêng của ca sĩ quá cố Michael Jackson. Dr. Murray bị bắt và bị buộc tội vô ý làm chết người (tội ngộ sát) đối với cái chết của Jackson. Ông bị cáo buộc là đã hết sức cẩu thả trong việc cho Jackson dùng một loại thuốc gây mê có tên gọi là Propofol, và hậu quả của điều này rõ ràng là đã dẫn đến cái chết của Jackson. Propofol là một loại thuốc mê thường được dùng trong bệnh viện nơi được trang bị các thiết bị y tế có thể theo dõi được tình trạng của bệnh nhân, nhưng Murray đã tiêm loại thuốc này cho Jackson tại nhà riêng của ông ấy [3].

20160224183150-cd

Hình ảnh về chiến dịch Công lý cho Toàn. Ảnh: Vietnamnet

Việc truy tố hình sự đối với các chuyên gia y tế không chỉ nhắm tới đối tượng là các bác sĩ. Hiện nay, chính quyền nhà nước được quyền khởi tố các y tá và trợ lý điều dưỡng nếu họ có hành vi bỏ mặc không chăm nom đối với những người già trong viện dưỡng lão. Cơ sở cho việc này là để bảo vệ một trong những bộ phận dân số dễ bị tổn thương nhất trong nhóm số dân trưởng thành khỏi việc bị gây hại [4] See, Abuse of Our Elders: How We Can Stop It, 10–12 (United States Senate: Special Comm. on Aging July 18, 2007).

Những ví dụ gần đây chứng minh rằng việc truy tố hình sự đối với các hành vi cẩu thả trong điều trị là một xu hướng đang phát triển. Với con số ngày càng gia tăng, điều đáng bận tâm hơn đó là làm thế nào mà những hành vi cẩu thả trong điều trị được đặt trong hệ thống hình sự và những khó khăn phát sinh cùng với việc áp dụng những tiêu chuẩn đó theo khung hình sự.

Khi nào thì một hành vi cẩu thả trong điều trị trở thành một hành vi cấu thành tội phạm hình sự?

Không có quy định cụ thể nào mà tại đó xác định sự cẩu thả của chuyên gia y tế dẫn đến phạm tội hình sự [5].

Để vượt qua ranh giới từ dân sự đến hành vi cẩu thả có tính chất hình sự thì phải có “một sự sai lệch hiển nhiên hoặc rõ ràng so với chuẩn mực điều trị thông thường”.

Thêm vào đó, các chuyên gia y tế cũng phải tồn tại một ý thức phạm tội hình sự. Một chuyên gia y tế bị buộc tội có hành vi cẩu thả có tính chất hình sự trong điều trị không nhất thiết phải gây ra thiệt hại một cách cố ý. Thay vào đó, một trạng thái nhận thức “lơ là” trong tình huống mà chuyên gia y tế mặc dù “nên thấy trước” nhưng họ đã không thấy trước về một “hậu quả đáng kể và không thể tránh được” [6].

Nghiên cứu của Dr. Filkins đã đưa ra các hành vi cụ thể của các bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến quyết định của công tố viên về việc khởi tố đối với các bác sĩ, mà các hành vi giống như vậy cũng ảnh hưởng đến những người tham gia xét xử khi xác định xem vị bác sĩ đó có phạm tội hình sự hay không.  Những hành vi đó bao gồm việc các bác sĩ phớt lờ đối với sự tái diễn những vấn đề tương tự, việc không hành động một cách kịp thời, và sự xuất hiện của động cơ không phù hợp, bao gồm cả các hành vi như “hành nghề bên ngoài lĩnh vực chuyên môn” hay “cố gắng che giấu sự sai sót trong điều trị.”

Nhìn lại trường hợp của Tiến sĩ Conrad Murray, việc truy tố sẽ chỉ cần chứng minh rằng ông ta phải ý thức được những rủi ro phát sinh cùng với việc sử dụng Propofol ngoài phạm vi bệnh viện, và xem xét liệu thực tế ông ấy có nhận thức đối những rủi ro đó hay không [8].

Các chuyên gia pháp lý và y tế đang mong chờ xem những quy chuẩn nào sẽ được lấy làm căn cứ trong trường hợp này và liệu có bất kỳ “khuôn khổ pháp lý mới nào đáng chú ý liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho các bác sĩ.” [9].

Liệu những người tham gia xét xử đối với trường hợp của bác sĩ Murray có bị ảnh hưởng bởi những hành vi được thực hiện trong quá trình điều trị trước đây của Jackson hoặc các bệnh nhân khác hay không là một vấn đề cần xem xét.

Nguồn tài liệu tham khảo

[1] James A. Filkins, With No Evil Intent: The Criminal Prosecution of Physicians for Medical Negligence, 22 J. Legal Med. 467, 472 (2001).

[2] Diane E. Hoffmann, Physicians Who Break the Law, 53 St. Louis U. L.J. 1049, 1082 (2009).

[3]. Daniel B. Wood, Case Against Michael Jackson’s Doctor Centers on Gross Negligence, The Christian Science Monitor, Feb. 8, 2010, http://www.csmonitor.com/USA/Society/2010/0208/Case-against-Michael-Jackson-s-doctor-centers-on-gross-negligence.

[4] Abuse of Our Elders: How We Can Stop It, 10–12 (United States Senate: Special Comm. on Aging July 18, 2007).

[5] Amy Cook, Criminal Medicine: When Malpractice Turns to Manslaughter, Feb. 9, 2010,http://crime.suite101.com/article.cfm/criminal-medicine.

[6] James A. Filkins, Criminalization of Medical Negligence 507, 508, Legal Medicine 7th ed. (S. Sandy Sanbar ed., 2007) (footnote omitted).

[7] Filkins,Criminalization of Medical Negligence, supra, at 509; Filkins, With No Evil Intent: The Criminal Prosecution of Physicians for Medical Negligence, supra, at 492.

[8] Beth Karas and Ann O’Neill, What Is Involuntary Manslaughter?, CNN, Feb. 9, 2010,http://www.cnn.com/2010/CRIME/02/08/jackson.murray.involuntary.manslaughter/index.html.

[9] Wood, Case Against Michael Jackson’s Doctor Centers on Gross Negligence, supra.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.