Ai nuôi ta ăn học?
Tuần qua, phát ngôn của một học sinh 16 tuổi, học lớp 12 Anh tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Trâm Huyền (Dịch)
Kỳ trước: Sự trỗi dậy của khuynh hướng chuyên chế tại Mỹ – Kỳ 6
Tổng hợp các kỳ:
Phải chăng là bấy lâu nay chúng ta đã hiểu sai chủ nghĩa bảo thủ xã hội cực đoan?
Phần lớn các câu hỏi liên quan đến các mối đe dọa mang tính xã hội thường có một kiểu mẫu nhất định[1]. Trên bề mặt, điều này có lẽ gợi ý là khuynh hướng chuyên chế chỉ là phương tiện cho sự biểu thị chủ nghĩa bảo thủ xã hội. Nhưng xem xét một cách kỹ càng hơn, nó có vẻ chỉ ra một điều gì đấy thú vị hơn về bản chất của chính chủ nghĩa bảo thủ xã hội.
Với những người theo chủ nghĩa tự do, rất dễ để kết luận là sự chống đối nào dành cho những thứ như hôn nhân đồng giới, người nhập cư hay sự đa dạng chủng tộc cũng có bắt nguồn từ sự cố chấp cuồng tín (bigotry) kỳ thị những nhóm thiểu số – rằng những sự chống đối như thế là biểu hiện của các trạng thái tâm lý ghê sợ người đồng tính (homophobia), ghê sợ người ngoại quốc (xenophobia) và ghê sợ đạo Hồi (Islamophobia).
Nhưng các kết quả khảo sát của Vox và Morning Consult, cùng với các nghiên cứu trước đây về khuynh hướng chuyên chế, cho thấy rằng vấn đề không đơn giản như vậy.
Không có một lý do nhất định nào cho việc các mục tiêu giáo dục con trẻ có thể phản ánh được thái độ tinh thần chống lại một số nhóm thiểu số nhất định. Các câu hỏi khảo sát của chúng tôi không hỏi là việc trẻ con tôn trọng người khác chủng tộc có quan trọng hay không. Các câu hỏi của chúng tôi thuần là về việc trẻ con có nên tôn trọng uy quyền và luật lệ nói chung hay không. Thế thì làm cách nào mà các mục tiêu giáo dục con trẻ lại có thể thể hiện rõ rệt được thái độ tinh thần chống đối các nhóm thiểu số?
Thứ trên bề mặt có vẻ như là sự cố chấp cuồng tín lại có vẻ rất giống lý thuyết của Stenner về “sự kích hoạt”.
Hetherington cho rằng rất có khả năng là những người theo khuynh hướng chuyên chế thì thường dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các thông điệp bảo họ phải ghét một nhóm nhất định nào đó được xem là ‘khác’ (other) – bất kể là bản thân những người theo khuynh hướng chuyên chế này đã có sẵn thái độ tinh thần chống đối lại nhóm ‘khác’ ấy hay không. Những nỗi sợ hãi trước những nhóm ‘khác’ thường thay đổi theo thời gian tuỳ theo các sự kiện xã hội vốn có thể làm cho các nhóm khác nhau trở nên đáng sợ hơn hay không đáng sợ nữa.
Mọi thứ tuỳ thuộc vào việc một nhóm người nhất định nào đấy đã bị biến thành một ‘nhóm ngoài’ của xã hội (outgroup) hay không – tuỳ thuộc vào việc những cá nhân trong nhóm người nhất định đấy đã bị xác định là những phần tử ‘khác’ và ‘nguy hiểm’ (dangerous other) hay không.
Kể từ sự kiện 11/09 năm 2001, nhiều kênh truyền thông và các chính trị gia đã tô vẽ những người theo đạo Hồi như một nhóm ‘khác’ và ‘nguy hiểm’ tại Mỹ. Những người theo khuynh hướng chuyên chế về bản chất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông điệp như thế và theo đó, họ càng có khả năng hình thành sự chống đối lại sự hiện diện của các giáo đường Hồi giáo trong khu vực dân cư của họ.
Hetherington phân tích rằng: khi được bảo hãy ghét một ‘nhóm ngoài’ của xã hội nào đấy, “Trên trung bình thì những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế thấp sẽ thể hiện là, ‘Tôi không lo lắng về vấn đề đấy lắm’, trong khi những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế cao sẽ thể hiện là, ‘Ôi Chúa ơi, tôi lo vấn đề ấy lắm, thế giới thật nguy hiểm.'”
Nói cách khác, hiện tượng mà trên bề mặt có vẻ là sự cố chấp cuồng tín (bigotry) có vẻ gần giống với hiện tượng “kích hoạt” trong lý thuyết của Stenner: những người có khuynh hướng chuyên chế thường đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các thông điệp nói về cách mà những nhóm ‘người ngoài’ và các biến đổi xã hội sẽ đe doạ nước Mỹ như thế nào. Theo đó, những người có khuynh hướng chuyên chế này sẽ bật xả bằng cách đả kích những nhóm người được xem là chủ thể của các lo âu lúc đó của họ.
Điều này không có ý nói rằng một động thái như thế thì đỡ tệ hại hơn là sự phân biệt chủng tộc đơn thuần hay trạng thái ghê sợ người ngoại quốc. Động thái như thế của những người theo khuynh hướng chuyên chế vẫn nguy hiểm và gây hại, đặc biệt khi nó thổi thêm sức mạnh cho những kẻ mị dân như Donald Trump.
Có lẽ sát với chủ đề ở đây hơn, phân tích nói trên về động thái của những người theo khuynh hướng chuyên chế giúp giải thích cách mà những người ủng hộ Trump có thể rất nhanh chóng đón chào những chính sách quá khích công kích những nhóm ‘người ngoài’: một chính sách trục xuất hàng loạt cả triệu người nhập cư, một lệnh cấm không cho người Hồi giáo ngoại quốc vào nước Mỹ. Khi chúng ta nhìn những lựa chọn chính sách này như là những lựa chọn được cổ suý bởi khuynh hướng chuyên chế, trong một bối cảnh mà các mối đe dọa xã hội đang được xem là đặc biệt nguy hiểm và cần được giải quyết bằng các phản ứng cực độ, thì mọi thứ trông có vẻ có lý hơn là khi chúng ta đổ tất cả cho sự xuất hiện bất ngờ của các nhóm người cố chấp cuồng tín nhất định nào đó.
[1] Ngoại lệ là một câu hỏi về các chính sách đặc cách dành cho những nhóm dân hay chủng tộc thiểu số. Câu hỏi này không có tác động tách biệt giữa những người có khuynh hướng chuyên chế cao và những người có khuynh hướng chuyên chế thấp. Có lẽ là do vấn đề này nói chung khá là không làm hài lòng tất cả các nhóm được khảo sát.
Còn tiếp
Nguồn bài viết: Amanda Taub, The rise of American authoritarianism, ngày 01 tháng 3 năm 2016