10 Quốc gia kiểm duyệt thông tin chặt chẽ nhất thế giới: Lính mới “cừ khôi” – Kỳ 2

10 Quốc gia kiểm duyệt thông tin chặt chẽ nhất thế giới: Lính mới “cừ khôi” – Kỳ 2

Thế giới sau 10 năm đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Trong khi hàng loạt các quốc gia đã lọt ra khỏi danh sách của năm 2006; Myanmar và Cuba có những tiến bộ đáng kể khi chỉ còn nằm ở hai vị trí 9 và 10; hàng loạt các quốc gia khác có môi trường tự do báo chí ngày càng xuống dốc. Danh sách của năm 2015 là nơi mà những lính mới “cừ khôi” tung hoành khi lần đầu có tên trong danh sách nhưng đã sở hữu thứ hạng “cao”. Thậm chí, các phương thức áp dụng của những lính mới trong danh sách này còn có phần nghiêm trọng, tàn bạo, hay thậm chí “tinh tế” hơn trước đó.

Danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt được thực hiện chủ yếu dựa trên nghiên cứu của CPJ, cũng như tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên của tổ chức. Các quốc gia được đo bằng việc sử dụng một loạt các tiêu chuẩn, bao gồm sự vắng mặt của truyền thông tư nhân hoặc độc lập, tình hình ngăn chặn các trang web, sự hạn chế về ghi âm điện tử và khả năng phổ biến, yêu cầu về giấy phép để tiến hành hoạt động báo chí, hạn chế hoạt động của nhà báo, việc chính quyền giám sát các nhà báo, gây nhiễu các chương trình phát sóng nước ngoài, và ngăn chặn các phóng viên quốc tế.

freedom-of-press-around-the-world-1-638

Ảnh minh họa. Nguồn: iilsindia

Đe dọa bỏ tù, hạn chế Internet để bịt miệng báo chí là những phương thức đàn áp được ưa chuộng nhất

Eritrea và CHDCND Triều Tiên là những quốc gia kiểm duyệt nhất nhì trên thế giới theo danh sách 10 quốc gia nơi báo chí bị hạn chế nhất được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) biên soạn. Danh sách này dựa trên các nghiên cứu về việc sử dụng các thủ đoạn khác nhau, từ hình phạt tù và pháp luật hà khắc đến sách nhiễu các nhà báo và hạn chế truy cập Internet.

Ở Eritrea, Tổng thống Isaias Afewerki đã thành công trong chiến dịch của ông ta nhằm vào báo giới độc lập, tạo ra một môi trường truyền thông ngột ngạt đến nỗi ngay cả những phóng viên đưa tin cho các hãng thông tấn nhà nước cũng sống trong nỗi sợ hãi bị bắt giữ. Mối đe dọa đến từ các nhà tù đã khiến nhiều nhà báo lựa chọn sống lưu vong hơn là rủi ro bị bắt giữ. Eritrea được xem là nhà tù tồi tệ nhất đối với báo giới, với ít nhất 23 trường hợp bị cầm giữ sau song sắt mà không hề được trải qua phiên tòa nào kể cả khi bị cáo buộc hình sự.

Lo sợ sự lan tỏa ngày một tăng của Mùa xuân Ả rập, Eritrea  đã hủy bỏ kế hoạch cung cấp  Internet di động cho người dân vào năm 2011, và hạn chế khả năng tiếp cận thông tin độc lập. Ngay cả khi có thể vào được Internet, sự kết nối diễn ra rất chập chạp thông qua kết nối quay số, và chỉ có ít hơn 1% dân số lên mạng theo thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế của LHQ. Eritrea cũng có lượng người sử dụng điện thoại di động thấp nhất thế giới, chỉ với 5.6% dân số sở hữu một chiếc điện thoại mỗi người.

Tại CHDCND Triều Tiên, 9.7% dân số có điện thoại di động, thông số này đã loại trừ những chiếc điện thoại nhập lậu từ Trung Quốc. Chỉ có một số ít cá nhân quyền lực được phép truy cập Internet toàn cầu đúng nghĩa, một số trường học hoặc các cơ sở khác chỉ được truy cập vào một mạng nội bộ được kiểm soát chặt chẽ. Và bất chấp sự có mặt của cơ quan thông tấn AP ở Bình Nhưỡng vào năm 2012, nhà nước đã kìm kẹp chặt chẽ các chương trình tin tức khi bản tin thời sự đã bị biên tập lại để loại người chú bị thất sủng của Kim Jong Un khỏi hồ sơ lưu trữ sau khi ông ta bị hành quyết.

Thủ đoạn được Eritrea và CHDCND Triều Tiên sử dụng cũng được những đất nước có cùng cơ chế kiểm duyệt độc tài bắt chước với những cấp độ khác nhau. Để giữ chiếc ghế quyền lực của mình, các chế độ hà khắc đã sử dụng một sự kết hợp giữa độc quyền truyền thông, sách nhiễu, gián điệp, đe dọa bỏ tù nhà báo, và  hạn chế các nhà báo quốc tế nhập cảnh hoặc hoạt động ở quốc gia mình.

Hình phạt tù – hiệu quả và rộng rãi

Theo thống kê thường niên về tù nhân của CPJ, 7 trong 10 quốc gia địa ngục kiểm duyệt là Eritrea, Ethiopia, Azerbaijan, Việt Nam, Iran, Trung Quốc và Myanmar đều nằm trong top 10 nhà tù tồi tệ nhất đối với báo giới toàn cầu.

Hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù trên toàn thế giới đều bị cáo buộc về tội chống nhà nước, trong đó có Trung Quốc, nhà tù tệ nhất quả đất và đứng hàng thứ 9 trong hàng ngũ địa ngục kiểm duyệt. Có đến 44 nhà báo bị tống giam và 29 người đã bị buộc tội chống nhà nước. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Quốc kể từ khi CPJ bắt đầu điều tra thường niên vào năm 1990. Những quốc gia khác áp dụng cũng phương thức truy tố hình sự đối với những tiếng nói chỉ trích có Saudi Arabia (kiểm duyệt nhiều thứ 3), nơi chế độ độc tài toàn trị không thỏa mãn với việc chỉ bịt miệng những bất đồng chính kiến trong nước, đã hợp tác với những chính phủ khác trong Hội đồng Hợp tác vùng vịnh để đảm bảo rằng sự chỉ trích lãnh đạo của bất kỳ quốc gia thành viên nào đều sẽ bị xử lý nghiêm.

jkessay

Ở Ethiopia, nước đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng kiểm CPJ, mối đe dọa cầm tù đã góp phần gia tăng số lượng nhà báo lưu vong. Nghiên cứu của CPJ chỉ ra vào năm 2014, trong một cuộc đàn áp diện rộng các bloggers và ấn phẩm độc lập, hơn 30 nhà báo đã buộc phải chạy trốn. Luật chống khủng bố 2009 của Ethiopia  với nội dung hình sự hóa mọi bài báo và phóng sự mà chính quyền cho là “cổ vũ” hay “hỗ trợ tinh thần” cho các nhóm ngoài vòng pháp luật, đã được áp dụng đối với nhiều người trong số 17 nhà báo đang bị giam cầm ở đây. Việt Nam (đứng thứ 6) sử dụng một điều luật mơ hồ  “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để bắt bớ các blogger, còn Myanmar (đứng thứ 9) thì dựa theo Sắc lệnh Bảo mật 1923 của mình (1923 Official Secrets Act) để ngăn chặn những bài viết chỉ trích quân đội của họ.

Hạn chế internet – phương pháp ưa thích của các quốc gia Cộng Sản

Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ dân số ở Cuba (thứ 10 BXH) tiếp cận đươc Internet, bất chấp những đầu tư từ bên ngoài để đưa đất nước hòa mạng. Dù có hơn hàng trăm triệu người dùng mạng, Trung Quốc vẫn duy trì “Đại Tường lửa” (Great Firewall) – một sự kết hợp “tinh tế” giữa người kiểm duyệt và các công cụ hiện đại để chặn đứng các trang web chỉ trích và kiềm hãm các phương tiện truyền thông xã hội.

Những quốc gia có công nghệ tiên tiến như Trung Quốc thường kết hợp việc hạn chế Internet với đe dọa cầm tù để đảm bảo những tiếng nói chỉ trích không thể lan tỏa trên mạng. 32 trong 44 nhà báo bị bắt giam đều làm việc online.

Tại Azerbaijan (đứng thứ 5) vẫn còn một số ít phương tiện truyền thông độc lập truyền thống, tuy nhiên các tội phạm về phỉ báng đã được mở rộng tới những đối tượng vi phạm là phương tiện truyền thông và áp dụng thời hạn tù 6 tháng. Đất nước đứng thứ 7 về kiểm duyệt là Iran có một trong những chế độ kiểm duyệt Internet gắt gao nhất thế giới với hàng triệu trang web bị chặn; đây cũng là nhà tù tệ hại thứ nhì đối với báo giới khi 30 người đã bị tống giam. Các nhà chức trách ở đây bị nghi ngờ sử dụng phiên bản giả mạo của những trang web và công cụ tìm kiếm phổ biến như một phần của kỹ thuật giám sát.

Sách nhiễu từ chính quyền là một thủ đoạn đã được sử dụng ở ít nhất 5 quốc gia thuộc top kiểm duyệt, trong đó có Azerbaijan, nơi các văn phòng bị đột kích, nhà quảng cáo bị đe dọa, và các cáo buộc trả đũa như tội tàng trữ ma túy được áp dụng chống lại các nhà báo. Ở Việt Nam, nhiều blogger đã bị giám sát trong một nỗ lực ngăn cản họ tham dự và đưa tin trong các sự kiện thời sự. Tại Iran, những người thân thích của nhà báo bị chính quyền triệu tập và thông báo rằng họ có thể mất việc làm và trợ cấp hưu trí. Còn ở Cuba, nơi đang có những tiến bộ đáng kể như nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và đang dự định chấm dứt sự lãnh đạo của Raul Castro vào năm 2018, số ít nhà báo độc lập đang cố gắng tường thuật tin bài ở đất nước vẫn còn sách nhiễu và tạm giam nhà báo này.

Hạn chế các hoạt động báo chí và cấm cản phóng viên nước ngoài cũng là một thủ đoạn thường thấy ở các chính phủ kiểm duyệt. Những phóng viên quốc tế được cấp phép hoạt động còn sót lại cuối cùng ở Eritrea đã bị trục xuất vào năm 2007, và số ít phóng viên bên ngoài thỉnh thoảng được mời phỏng vấn tổng thống bị giám sát rất chặt chẽ. Ở Trung Quốc, phóng viên nước ngoài phải chịu sự trì hoãn tùy ý trong việc xin visa.

Bốn quốc gia kiểm duyệt khắt khe tiệm cận danh sách là Belarus, Equatorial Guinea, Uzbekistan, và Turkmenistan. Tất cả đều có ít hoặc không có truyền thông độc lập và khép kín đến nỗi rất khó để có thông tin về điều kiện của các nhà báo tại đây.

Danh sách các quốc gia kiểm duyệt thông tin chặt chẽ nhất chỉ nhắm vào những nơi nào chính quyền kiểm soắt khắt khe truyền thông. Ở một số quốc gia, đặc biệt là Syria, tình hình đặc biệt nguy hiểm và các nhà báo đã bị bắt cóc, giam giữ cho đến bị sát hại bởi những lực lượng trung thành với Tổng thống Basharal – Assad cũng như các nhóm vũ trang như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS./.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.