Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 3: Bài toán Internet, Khó hay dễ?

Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 3: Bài toán Internet, Khó hay dễ?
  1. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 1: Công cụ “giữ xuồng” của chính quyền
  2. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 2: Hai đối tượng mục tiêu

Không thể ngăn chặn hoàn toàn thế giới khách quan

Hiện nay, các nhà cầm quyền độc tài và các cận thần của mình đã nhận ra rằng cần phải cố gắng kiểm soát mạng Internet như đã làm với truyền hình. Thế giới vận động tự do của truyền thông và diễn ngôn trực tuyến đang ngày một bùng phát đã khiến họ lo ngại.

Để có thể chạm tay vào nó, lực lượng tuyên truyền và kiểm duyệt của nhà nước đã chuyển sang các phương pháp đã kiểm chứng được tính hữu dụng trong việc “quản lý” truyền thông truyền thống. Tuy nhiên, nhiệm vụ ở đây không giống nhau: Cố gắng kiểm soát nội dung chính trị quan trọng của một mạng lưới truyền hình trung ương là điều dễ dàng hơn rất nhiều so với việc kiềm chế lượng thông tin tương tự trên mạng trực tuyến.

Dù vậy, các chính quyền độc tài đang thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ và mối quan tâm sâu sắc đối với việc đổi mới nhằm đạt được những mục tiêu trên. Cũng như đối với truyền thông truyền thống, những biện pháp hạn chế đang được thử nghiệm không được xây dựng để ngăn chặn mọi thứ, mà thay vào đó là chủ yếu nhằm ngăn cản tin tức về chính trị hoặc những vấn đề nhạy cảm thường được công chúng quan tâm.

Khi việc sử dụng và thâm nhập Internet ở các nước độc tài gia tăng –với tấm gương trước mắt là Nga và thế giới Arab khi công cụ trên nền tảng Web thể hiện tính hiệu quả của khi được dùng để tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn – các chính phủ độc tài đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết để tìm cách cản trở những thông tin chính trị đáng tin cậy lưu thông trong không gian mạng.

Sự lan tỏa của Internet ngày một đáng chú ý, và nhiều hệ thống độc tài đã trở thành một phần của xu hướng – thực sự, chính phủ của họ có ít lựa chọn trong vấn đề này trừ phi họ muốn thống trị một Bắc Triều Tiên tiếp theo. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải “kết nối”. Vì thế ở quốc gia phát triển nhanh nhưng độc đảng như Việt nam, đã có 40% dân số có thể truy cập Internet. Ở Belarus (khét tiếng là “kẻ độc tài cuối cùng” của châu Âu), Kazakhstan, và Saudi Arabia, con số thậm chí còn cao hơn với xấp xỉ 55%. Trung Quốc có 45% dân số truy cập Internet và hiện có gần 600 triệu người dùng Internet và hơn 300 triệu “tiểu blogger” (microbloggers), đa số họ sử dụng Sina Weibo (một trang mạng xã hội rất phổ biến ở Trung Quốc, như facebook hay twitter ở các nước phương Tây). Ở Nga, với việc vừa đạt con số 50% lượt truy cập Internet, truyền thông trên nền tảng Web như TV Rain đang giúp phe đối lập mở rộng thêm đối tượng khán giả.

sdasfa

Sina Weibo – mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc, facebook và twitter hoàn toàn không tiếp cận được người dân Trung Quốc do đã bị chặn trên lãnh thổ nước này.

Sự bền bỉ của nền độc tài

Nếu Internet ngày càng phủ sóng rộng rãi, thì sự can thiệp chính trị của chính quyền độc tài cũng vậy. Cho tới gần đây, Nga đã sử dụng các phương pháp có tính “kỹ thuật tương đối tinh vi và phức tạp” được  để định hình và gây ảnh hưởng tới thời điểm và cách thức tiếp cận thông tin đến với người dùng, hơn là từ chối truy cập hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, một đạo luật vào năm 2012 của Nga đã cho phép chính quyền đóng cửa các trang web với nội dung không phù hợp –cũng  như một nghị định do Bộ Truyền thông và cơ quan FSB (cơ quan kế thừa KGB) soạn thảo, nội dung yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet giám sát tất cả các lượt dùng Internet, bao gồm địa chỉ IP, số điện thoại và tên người sử dụng – đánh dấu một bước lùi rõ ràng về tự do sử dụng Internet.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2013, Nghị định 72 của Việt Nam đi vào hiệu lực, một biện pháp đầy tham vọng tìm cách cấm người dùng trực tuyến trong nước tham gia vào các cuộc thảo luận những sự kiện nóng hổi và chia sẻ các bài báo. Chính quyền Trung Quốc đã có những bước đi đáng kể trong việc kiểm duyệt trực tuyến và cũng đã trở thành một nhà phát triển hàng đầu các phương pháp tinh vi để trấn áp việc trao đổi chính trị trực tuyến. Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những chính quyền “đồng chí”, cụ thể gồm những quốc gia như Belarus, Việt Nam và Zimbabwe. Ngay cả khi những nước như Belarus, Việt Nam, Iran, Ả rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong việc truy cập Internet, tổ chức Freedom House vẫn đánh giá họ đang trở nên kém tự do trực tuyến. Những đánh giá này chỉ ra rằng ở các nước trên, một “Quy tụ tiêu cực” có thể diễn ra ở nội dung tin tức nào bị tăng cường kiểm soát như truyền thông truyền thống đã và đang gặp phải.

Mặc dù Internet có vẻ có tính phổ quát, môi trường chính trị và truyền thông riêng biệt của mỗi quốc gia sẽ định hình và hạn chế tác động mà truyền thông trực tuyến mang lại. Môi trường chính trị tổng thể ở Nga và Trung Quốc bao gồm việc thúc đẩy tự kiểm duyệt, phổ biến trong giới nhà báo làm việc cho các hãng truyền thông nhà nước. Nhà nước cũng có thể trừng phạt các blogger và người dùng Internet chỉ vì bày tỏ quan điểm “sai” trên mạng. Ví dụ vụ Alexei Navalny, một blogger có tiếng và là một nhà hoạt động đã phơi bày những vụ tham nhũng sâu rộng trong giới chức Nga và phải đối mặt với một tội hình sự – thứ mà nhìn thế nào cũng thấy là một âm mưu –  về những cáo buộc tài chính không thỏa đáng, chứng minh cho một thủ đoạn thô lỗ nhưng hiệu quả. Sự vắng bóng các phiên xét xử độc lập làm cho những đàn áp này trở nên rất dễ dàng.

“Tác động trần”?

Tuy nhiên, trớ trêu thay, sự đa dạng và cởi mở của Internet đối với bất kỳ chủ đề đối thoại hay tin tức nào cũng có thể làm tê liệt khả năng truyền thông, vốn mới thoát khỏi sự kiểm soát của giới tinh hoa độc tài được tổ chức tốt để giữ vững quyền lực. Truyền thông do nhà nước kiểm soát ca tụng “sự nguyên trạng”. Nội dung trực tuyến thay thế có thể thách thức những bài tường thuật do nhà nước kiểm soát theo cách đặc biệt, nâng cao nhận thức về những vấn đề như môi trường, quan hệ giữa các dân tộc, tham nhũng, thất bại tư pháp, sai sót trong chăm sóc y tế, vv… Nhưng những câu chuyện và lời chỉ trích khác nhau này – kể cả khi bỏ qua việc thực sự tiếp cận được đông đảo công chúng khó khăn đến thế nào –  sẽ không nhất thiết sẽ “thêm được dầu vào lửa” để thoát khỏi chế độ. Ví dụ, người Nga được tổ chức đòi quyền lợi trong những trường hợp cụ thể – phản đối sự đánh mất một kho tàng kiến trúc hay một công viên có giá trị kỷ niệm, hay đòi hỏi nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế – nhưng họ không được liên hiệp lại để thay đổi hệ thống chính trị tổng thể, đặc biệt là sau cuộc đàn áp do Putin tiến hành hồi năm 2012.

Ở Trung Quốc, nhà chức trách đã tinh chỉnh kiểm duyệt Internet bằng cách ngăn chặn bất kỳ nội dung nào (dưới bất kỳ hình thức nào) có thể sẽ thúc đẩy sự vận động tiến tới xã hội. Ý tưởng này nhằm bắt giữ hay ngăn chặn các hoạt động tập thể độc lập, có tính chu kỳ. ĐCSTQ đã nâng tầm nỗ lực này lên một cấp độ mới vào tháng  9 năm 2013, khi họ bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt các blog của các những người đứng đầu nhóm bất đồng chính kiến.

sdwqwd

Sina – hãng cung cấp dịch vụ trực tuyến tư nhân lớn nhất nhì Trung Quốc. Nguồn: sina.com

Phần lớn trang web bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, gồm các cổng thông tin điện tử tư nhân như Sina.com làm theo các mệnh lệnh của đảng và nhà nước. Nhưng họ làm bằng cách thông qua các chính sách của riêng họ, thậm chí dự liệu trước các chỉ thị của ĐCSTQ. Những nhà toàn trị cổ điển đã tự mình làm điều đó; trong khi các nhà độc tài hiện đại thích sử dụng nguồn lực bên ngoài, nếu có thể, sử dụng các tác nhân thị trường để nâng cao năng lực kiểm duyệt.

Bắc Kinh vẫn có cán bộ kiểm duyệt. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, vì thế họ đẩy công việc nặng nhọc này ra khối tư nhân nhằm chắc chắn rằng thành công thương mại và thậm chí để tồn tại đòi hỏi những nỗ lực nhất định nhằm tuân lệnh đảng cầm quyền.Trong cuộc gặp gỡ Mục tiêu Quốc gia, các công ty được khuyến khích đổi mới.  Twitter và các dịch vụ nước ngoài khác từ chối tuân theo các tiêu chuẩn kiểm duyệt địa phương đơn giản là đã bị gạt ra khỏi thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Không chỉ vậy, Bắc Kinh, Moscow, và các chính phủ độc tài khác đang gia tăng sử dụng các phương pháp thao tác trực tuyến tinh vi để tạo ra “tiếng ồn trắng” như một cách gây bối rối cho những phe đối lập tiềm năng. Tài khoản tự động, hay “robot”, được trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bởi bộ máy tuyên truyền của chính phủ, tấn công phong trào dân sự độc lập và phe phái chính trị đối lập với mục đích làm rối ren tình hình khi các vấn đề chính trị đang theo đó đang được thảo luận.

Cách đây không lâu, người ta cho rằng Internet có thể làm rò rỉ thông tin khắp nơi, và chắc chắn sẽ dẫn theo thay đổi chính trị. Tuy nhiên, có vẻ như những phương pháp để thuần phục ý kiến chính trị ở truyền thông truyền thống đang được điều chỉnh phù hợp và áp dụng cho truyền thông mới với hiệu quả ngày càng cao. Xu hướng “quy tụ tiêu cực” đã và đang gây nhiều ảnh hưởng sâu sắc,  khi mà không gian dành cho phát biểu chính trị trực tuyến co cụm lại và dịch chuyển về phía các phương tiên truyền thông ít tự do hơn. Phạm vi của các biện pháp hạn chế, một số công khai, nhưng số khác tinh tế và tinh vi đến nỗi Bắc Kinh, Moscow và những bản sao của họ đã sử dụng chúng ở mức khiến chúng ta phải tự hỏi, liệu Internet có thể chống chọi lại được sự xâm chiếm của những kẻ độc tài và giữ mình như một nền tảng mở cho thảo luận chính trị ở các quốc gia độc tài hay không.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.