Tại sao các nhà lập quốc Mỹ hạn chế quyền lực hành pháp?

Tại sao các nhà lập quốc Mỹ hạn chế quyền lực hành pháp?

Xin đừng lo lắng, nước Mỹ đủ mạnh để có thể đối phó với tất cả những gì nó sẽ gặp trong tương lai. Nhưng thật không may là, bản Hiến pháp Hoa Kỳ có một số lỗ hổng, nhiều lỗ hổng đã được hai chính phủ gần đây tạo ra, tạo điều kiện cho tổng thống nắm được quyền lực to lớn đến mức làm nhiều người phải choáng váng.

Chúng tôi sẵn sàng chào đón sự trở về của những bạn bè cánh tả (ý chỉ Đảng Dân Chủ trở về với nhóm những người chống đối sự lạm quyền của chính phủ – ND), những người đã nhiệt liệt cổ vũ cho quyền hành pháp suốt tám năm qua trong nhiệm kỳ của tổng thống Obama; nhưng dưới thời chính quyền Bush, đã kịch liệt chống lại chính quyền hành pháp, và yêu cầu chính quyền phải như người đi xe đạp vậy.

Trong bốn năm tới đây, hy vọng rằng chúng tôi cũng có cơ hội tham gia làm việc cùng với người có nguyên tắc bên cánh hữu, tức là người hiểu được nhu cầu của những giới hạn hiến định. Có lẽ, trong quá trình này, chúng tôi có thể tạo ra sự đồng thuận mới về việc hạn chế quyền lực của hành pháp.

Chính phủ hạn chế là để bảo vệ quyền tự do của công dân khỏi những thăng trầm của chế độ dân chủ. Những người chấp bút bản Hiến pháp Hoa Kỳ biết rằng không phải lúc nào cũng bầu được một người tầm cỡ như George Washington làm tổng thống. Họ biết thói mị dân và chủ nghĩa dân túy. Đặc biệt là James Madison, ông sợ rằng cử tri ở các bang có thể bị cuốn theo làn sóng dân túy và, trong quá trình đó, sẽ tạo ra những chính sách gây thiệt hại cho thịnh vượng và tự do trong dài hạn của nhân dân.

_92387384_obamatrump

Tổng thống Obama và Tổng thống tân cử Donald Trump trong buổi gặp mặt đầu tiên giữa hai người tại Nhà Trắng ngày 10 tháng 11 vừa qua. Ảnh: Twitter.

Đáng tiếc là, sau khoảng hơn một thế kỉ bị xói mòn, hiến pháp đã không còn hạn chế được chính phủ như nó đã từng làm trước đây. Đặc biệt là, tổng thống có quyền lực vô cùng mạnh mẽ, và có khả năng đưa ra những quyết định quan trọng mà không có sự kiểm soát và đối trọng phù hợp. Đảng Dân chủ muốn có quyền lực như thế khi tổng thống Obama đang cầm quyền, nhưng quyền lực của nhánh hành pháp, nhất là sau tổng thống Obama, đang trở thành mối lo, đặc biệt khi nó rơi vào tay một người không thể đoán trước được, như Donald J. Trump.

Đây là nguyên tắc cơ bản của chính phủ tốt: Không đấu tranh để trao cho chính phủ thứ quyền lực mà bạn chắc chắn sẽ không muốn đối thủ chính trị tồi tệ nhất của bạn nắm được. Chẳng bao lâu nữa Đảng Dân chủ sẽ học được bài học đau đớn này.

Quyền tổng thống được mở rộng dưới thời Obama

Di sản đáng lo ngại nhất của Obama là đã lợi dụng thái độ bất động của nhị Viện như sự biện minh cho việc ban hành hàng loạt quyết định hành chính.

Ví dụ, chính sách DACA (cho trẻ em đến Mĩ được nhập cư – ND) và DAPA (cho người lớn đến Mĩ từ năm 2010 và có con được nhập cư – ND), tổng thống quyết định rằng, nếu quốc hội không có quyết định về nhập cư thì ông sẽ quyết. Đây là luận cứ khó chối cãi cho lời khẳng định về sức mạnh đơn phương của nhánh hành pháp, dù trong hệ thống hiến định dựa vào kiểm soát và đối trọng lẫn nhau. Nó cũng không phụ thuộc vào việc bạn có đồng ý với kết quả của chính sách hay không. Tuy nhiên, đảng Dân chủ, nói chung, đã ủng hộ hành động đó của Obama.

Sau Thế chiến II, Nghị viện Mỹ chưa từng tuyên bố chiến tranh

Obama còn lợi dụng sự bất động của Nghị viện như lời biện minh cho quyền quyết định  thượng viện có họp hay không. Sau khi những người do mình đề cử vào Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) và Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB) bị thượng viện bác bỏ, tổng thống Obama sử dụng quyền bổ nhiệm trong thời gian thượng viện không họp – cho tổng thống quyền bổ nhiệm quan chức hành pháp trong giai đoạn thượng viện nghỉ – để thông qua ứng cử viên của mình.

Khi làm như thế, ông tuyên bố đã có cuộc họp theo qui ước của thượng viện, mà cuộc họp giả đầu tiên như thế đã được Harry Reid (thượng nghị sĩ, tiểu bang Nevada –ND) lợi dụng nhằm ngăn chặn ứng viên do tổng thống George W. Bush đề cử. Đó là một bước đi táo bạo, liều lĩnh, chưa từng có, và nguy hiểm, đã bị tòa án tối cao nhất trí bác bỏ. Nhưng tòa án không thể can thiệp liên tục vào những hành động lạm quyền của nhánh hành pháp. Nếu ngay cả Obama cũng cả gan thúc đẩy những lỗ hổng hiến định nhằm thông qua những người do mình bổ nhiệm thì Trump có thể đi xa đền mức nào khi đụng chạm tới những vấn đề khác?

Tổng thống và chiến tranh

Cuối cùng, sau Thế chiến II, quốc hội chưa từng tuyên bố chiến tranh.  Các cuộc chiến ở Hàn Quốc, Việt Nam, chiến tranh Iraq lần thứ nhất, chiến tranh Iraq lần thứ hai và cuộc chiến ở Afghanistan đều được phát động mà không có lời tuyên chiến phù hợp với hiến pháp do Nghị viện Hoa Kỳ đưa ra đưa ra.

Cho đến nay chỉ có một văn bản gọi là Ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự, được kí một tuần sau khi xảy ra cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 mà thôi. Ủy quyền này đã được hai vị tổng thống (gồm Bush và Obama) sử dụng nhằm chống lại “những kẻ khủng bố”, ở tất cả những nơi mà họ muốn. Tổng thống Trump cũng sẽ có quyền đó, đấy là điều đáng lo đối với tất cả mọi người.

Tương tự như hầu hết các tổng thống khác, tổng thống Obama đã xác lập cơ sở mới của quyền hành pháp. Hiện nay quyền lực đó sẽ được trao cho Donald Trump, và các nhóm cánh tả, tương tự như những người bạn của chúng tôi ở Trung tâm Trách nhiệm giải trình theo Hiến pháp (Constitutional Accountability Center) có thể sẽ đứng cùng một phía khi Viện Cato tập hợp những bản tóm tắt phản đối những hành động quá lạm sắp tới của tổng thống Trump. Tôi sẽ cố gắng kiềm chế để không nói: “Tôi đã bảo như vậy rồi mà”.

Trevor Burrus là nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu hiến pháp của Viện Cato. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm luật hiến pháp, luật dân sự và hình sự, triết học pháp quyền và triết học chính trị, lịch sử luật pháp.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.