Ai nuôi ta ăn học?
Tuần qua, phát ngôn của một học sinh 16 tuổi, học lớp 12 Anh tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Như Luật Khoa đã
đưa tin, ngày 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu do một số công dân Anh tiến hành, toà Cao đẳng Pháp viện Anh (High Court of Justice) đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Điều đó có nghĩa là, cho dù đã có
kết quả trưng cầu ý dânngày 24/6 năm ngoái tại Anh với đa số phiếu bầu chọn việc rời EU, chính phủ Anh vẫn phải đưa vấn đề có rời EU hay không ra trước Nghị viện Anh.
Tại đó, các đại biểu quốc hội trong nghị viện sẽ xem xét và bỏ phiếu bầu để quyết định chính phủ có nên gửi thông báo cho EU để kích hoạt tiến trình rời EU chiếu trên điều 50 Hiệp ước Lisbon hay không.
Điều 50 này quy định việc thông báo này phải “phù hợp với các quy định hiến pháp” của nước muốn rời EU. Và thể theo
quyết định ngày 3/11của Cao đẳng Pháp viện Anh thì việc thông báo này chỉ “phù hợp với các quy định hiến pháp” của Anh nếu nó được Nghị viện Anh thông qua, theo đúng
nguyên tắc chủ quyền lập pháp tối cao của Nghị viện.
Chính phủ Anh không đồng ý với quyết định này và ngay lập tức kháng cáo lên tòa án cao nhất của Vương quốc Anh là Tối cao Pháp viện Anh (Supreme Court of Justice).
Tối cao Pháp viện Anh, với toàn bộ 11 vị thẩm phán đương nhiệm của tòa này, đã dành
bốn ngày từ 5/12 đến 8/12năm ngoái để xử lý đơn kháng cáo của chính phủ Anh.
Ngày hôm nay 24/01, Tối cao Pháp viện Anh đưa ra
phán quyết chung thẩmcủa vụ việc: Chính phủ Anh chỉ có thể gửi thông báo kích hoạt điều 50 sau khi Nghị viện Anh thông qua một đạo luật cho phép chính phủ Anh làm việc này. Đồng thời, chính phủ Anh không cần phải có sự chuẩn y của các Nghị viện các nước thành viên Liên Hiệp Anh trước khi kích hoạt điều 50.
Dù đã có kết quả trưng cầu dân ý, Anh liệu cuối cùng có rời EU và sẽ rời như thế nào? (Ảnh: Adrian Dennis/AFP/Getty Images)Lập luận phe chính phủ
Nhóm luật sư của chính phủ Anh tiếp tục do Tổng chưởng lý
Jeremy Wright QCvà luật sư kỳ cựu
James Eadie QClãnh đạo. Phía chính phủ Anh cho rằng tòa Cao đẳng Pháp viện Anh đã sai lầm trong phán quyết ngày 3/11 của họ. Chính phủ Anh dựa trên hai luận điểm chính sau đây:
Một trong những nguyên tắc nền tảng của hiến pháp Anh là chính phủ có đặc quyền tùy nghi thương lượng và ký kết các hiệp ước, hiệp định bang giao quốc tế.
Trong thực tế từ trước đến nay, việc sử dụng đặc quyền này vẫn luôn vận hành theo một hình thức song đôi (dualist): chính phủ ký kết thỏa thuận quốc tế, dẫn đến hình thành các quyền, nghĩa vụ của người dân Anh trên bình diện quốc tế; sau đó trên bình diện nội địa, Nghị viện Anh soạn thảo và ban hành các đạo luật thành văn công nhận các quyền và nghĩa vụ từ thỏa thuận quốc tế đó, và theo đó ‘tích hợp’ các quyền và nghĩa vụ này vào luật pháp Anh quốc.
Thực tế vận hành song đôi này không nhất thiết có nghĩa là chính phủ Anh không được quyền dùng đặc quyền bang giao quốc tế của mình để tiếp tục ký kết thỏa thuận quốc tế mới, cho dù thỏa thuận quốc tế mới đó có tác dụng chấm dứt các quyền và nghĩa vụ quốc tế do một thỏa thuận quốc tế đã ký kết trước đó sinh ra.
Khi Anh vào EU hồi những năm 70 của thế kỷ trước, chính phủ Anh đã ký kết tạo ra các quyền và nghĩa vụ EU cho người dân Anh trên bình diện quốc tế, ngay trước cả khi Nghị viện Anh ban hành các đạo luật ‘tích hợp’ các quyền và nghĩa vụ EU này vào luật nội địa Anh.
Vậy, bây giờ khi người dân Anh đã quyết định rời EU, chính phủ Anh cũng phải được dùng đặc quyền bang giao quốc tế sẵn có đó để chấm dứt các quyền và nghĩa vụ EU này trên bình diện quốc tế.
Việc chính phủ Anh đơn phương dùng đặc quyền bang giao quốc tế để gửi thông báo cho EU chiếu theo điều 50 như thế là bình thường, đúng với bản chất và phạm vi sẵn có từ trước đến nay của đặc quyền này, chứ không hề là một sự lạm dụng quyền lực nhà nước. Theo đó, việc phải thông qua Nghị viện Anh trước khi gửi thông báo đó là không cần thiết.
Cũng theo đó, các luật sư phe chính phủ cho rằng quyết định của Cao đẳng Pháp viện rằng việc thực thi đặc quyền bang giao quốc tế của chính phủ Anh phải thông qua Nghị viện Anh là một quyết định ẩn chứa nhiều vấn đề có hậu quả xấu và nghiêm trọng.
Liệu các tòa án Anh có phải là đang “làm ra luật mới” (một công tác dành riêng cho Nghị viện Anh) thay vì “diễn giải luật hiện hành” không khi các tòa án Anh ‘áp đặt’ một sự kiểm soát mới lên phạm vi sử dụng đặc quyền của chính phủ Anh, khi tòa Anh cho rằng chính phủ Anh phải thỉnh cầu sự cho phép của Nghị viện trong việc sử dụng một đặc quyền mà từ trước đến nay chính phủ tùy nghi sử dụng?
Không thể cho rằng có sự thách thức chủ quyền tối cao của Nghị viện Anh ở đây vì Nghị viện Anh đã có nhiều cơ hội dùng công cụ lập pháp để quy định rõ ràng việc kích hoạt điều 50 phải diễn ra như thế nào.
Tuy nhiên, Nghị viện đã không dùng những cơ hội đó để hoặc là ngăn chặn chính phủ dùng đặc quyền hoàng gia để kích hoạt điều 50, hoặc là áp đặt rõ ràng là việc kích hoạt điều 50 phải được thông qua Nghị viện.
Ví dụ, khi ban hành đạo luật về việc tổ chức trưng cầu dân ý vấn đề EU năm 2015, Nghị viện hoàn toàn có thể quy định rõ là sau khi đã có kết quả trưng cầu dân ý rồi thì vẫn phải có sự đồng thuận đa số phiếu ở Nghị viện trước khi chính phủ Anh bắt đầu tiến trình rời EU.
Thế nhưng Nghị viện đã không hề có quy định như thế. Sự ‘im lặng thụ động’ này của Nghị viện, theo các luật sư phe chính phủ, hoàn toàn có thể được hiểu là mặc nhiên trao quyền cho chính phủ Anh tùy nghi thực hiện nhiệm vụ của mình bằng đặc quyền bang giao quốc tế sẵn có.
Tổng chưởng lý Anh quốc Jeremy Wright (bên trái) tại Tòa Tối cao Pháp viện Anh sáng nay (Ảnh: dailymail.co.uk)Lập luận phe người dân đi kiện
Luật sư tranh tụng danh tiếng
David Pannick QC, hiệu Bá tước Pannick, là người lãnh đạo nhóm luật sư của những người dân đã kiện yêu cầu tòa án Anh thẩm tra thẩm quyền của chính phủ Anh trong việc kích hoạt điều 50. Đáp lại các luận điểm kháng cáo của phe chính phủ, luật sư Pannick sử dụng sáu luận điểm chính mang nặng tính đối kháng:
Bổ trợ cho luật sư Pannick là luật sư
Dominic Chambers QC, ông phân tích ba luận điểm chính ít mang tính đối kháng hơn mà mang nặng tính nhấn mạnh nội dung trọng tâm của các đơn kiện ban đầu của người dân trong vụ việc này:
Cùng tham gia góp ý tranh luận ủng hộ việc phản đối kháng cáo của chính phủ Anh là các luật sư đại diện cho các nhóm can thiệp (interveners) khác được Tối cao Pháp viện cho phép tham dự phiên tòa:
– Luật sư Helen Mountfield QC đại diện cho một nhóm người dân Anh gây quỹ cộng đồng (crowd-fund) để thách thức chính phủ Anh;
– Luật sư David Scoffied QC đại diện cho một nhóm người dân và tổ chức nhân quyền từ Bắc Ireland;
– Luật sư Ronan Lavery QC đại diện cho một công dân người Bắc Ireland;
– Luật sư Patrick Green QC đại diện cho một nhóm công dân Anh đang sống và làm việc tại Châu Âu; và
– Luật sư Manjit Gill QC đại diện cho một nhóm người dân EU hiện đang sống tại Anh quốc. Trong phần tranh luận của mình, luật sư Gill nhấn mạnh quyền trẻ em của con cái những công dân EU đang sống tại Anh nói riêng, và quyền của những nhóm người yếm thế, dễ bị tổn thương tại Anh nói chung trong trường hợp Anh rời EU.
Các tranh luận về vị trí pháp lý trong hệ thống phân quyền (devolution) của các nước thành viên khối Liên Hiệp Anh
Đồng thời với các tranh luận nêu trên là các tranh luận về vị trí pháp lý của các nước thành viên khối Liên Hiệp Anh là Scotland, Bắc Ireland và Wales.
Cả ba nước Scotland, Bắc Ireland và Wales đều có chính phủ và cơ quan lập pháp riêng biệt với chính phủ và Nghị viện Anh. Scotland có Nghị viện Scotland, Bắc Ireland có Nghị viện Bắc Ireland và Wales có Quốc hội Wales (National Assembly for Wales).
Dựa trên các đạo luật và nguyên tắc hiến pháp liên quan đến nền tảng phân chia quyền hành (devolution) trong khối Liên Hiệp Anh, các luật sư của chính phủ Anh tranh luận rằng chính phủ Anh không cần sự cho phép của bất kỳ nghị viện nước nào trong khối trước khi đơn phương kích hoạt điều 50. Tổng chưởng lý của chính phủ Bắc Ireland đồng quan điểm với các luật sư của chính phủ Anh.
Trái lại, Tổng chưởng lý của chính phủ Scotland cãi rằng phải có sự chuẩn y của Nghị viện Scotland thì chính phủ Anh mới được kích hoạt điều 50 vì luật Anh và luật Scotland có một mức độ tích hợp sâu rộng. Tranh luận cùng quan điểm, Tổng chưởng lý của chính phủ Wales làm rõ thêm rằng tuy Quốc hội Wales không có quyền phủ quyết Brexit, Quốc hội Wales phải được tham khảo ý kiến trước khi kích hoạt điều 50.
Phán quyết của Tối cao Pháp viện
Trong
phán quyết chung thẩmđưa ra sáng ngày hôm nay, với một đa số 8 thẩm phán ủng hộ và thiểu số 3 thẩm phán bất đồng, Tối cao Pháp viện Anh tuyên:
+ Chính phủ Anh chỉ có thể gửi thông báo kích hoạt điều 50 sau khi Nghị viện Anh thông qua một đạo luật cho phép chính phủ Anh làm việc này.
Với toàn bộ 11 thẩm phán đồng thuận, tòa tuyên:
+ Chính phủ Anh không cần phải có sự chuẩn y của các Nghị viện các nước thành viên Liên Hiệp Anh.
Nhóm đa số 8 thẩm phán của Tối cao Pháp viện đồng ý với gần như tất cả các luận điểm của luật sư phía người dân và, dựa vào nghiên cứu nội dung luật về EU tại Anh, họ cho rằng không thể chấp nhận lập luận về “sự ngầm hiểu mặc nhiên” của các luật sư phía chính phủ. Bất kỳ hành vi nào của chính phủ làm ảnh hưởng đến luật nội địa và nội dung quyền của người dân đã được luật định đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Nghị viện Anh – cơ quan lập pháp tối cao.
Một lần nữa, các thẩm phán nhóm đa số khẳng định vai trò của cuộc trưng cầu dân ý tháng 6 năm ngoái là một vai trò thuần mang tính chính trị. Tính pháp lý của kết quả trưng cầu dân ý không hề được nêu rõ trong nội dung đạo luật tổ chức cuộc trưng cầu dân ý này. Để có thể đưa kết quả trưng cầu dân ý vào thực tế, cần có một sự thay đổi luật pháp. Một sự thay đổi luật pháp như thế chỉ được hệ thống hiến pháp Anh cho phép diễn ra thông qua một đạo luật được Nghị viện Anh kiểm tra và phê chuẩn.
Phản ứng tiếp theo của chính phủ Anh và Nghị viện Anh là gì?
Chính phủ đảng Bảo thủ của bà Theresa May bây giờ chắc chắn phải trình ra trước Nghị viện Anh một bản dự thảo đạo luật xác nhận Nghị viện Anh cho phép chính phủ Anh gửi thông báo chiếu theo điều 50 cho EU. Dự luật Brexit này phải được đa số Hạ nghị viện Anh (bao gồm 648 nghị sỹ) và đa số Thượng nghị viện Anh (bao gồm 825 nghị sỹ) kiểm tra và thông qua.
Một dự luật như thế có thể là một bản thảo ngắn gọn, và có thể được thông qua dễ dàng nếu như toàn bộ các nghị sỹ lưỡng viện của Anh cùng đồng thuận là phải gửi thông báo này cho EU càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, vấn đề thực tế chính là khó mà có sự đồng thuận dễ dàng này vì nhiều lý do.
Thứ nhất, có một số lượng không nhỏ các hạ nghị sỹ của các đảng phái trong nghị viện Anh là những người có cảm tình với EU, hoặc là các đại diện đến từ những khu vực có đa số cử tri chọn việc ở lại EU.
Thứ hai, quan trọng hơn, đó là các động thái lập cập, không rõ ràng từ chính phủ Anh nhiều tháng qua trong quá trình chuẩn bị cho việc rời EU không tạo được sự tin tưởng trong đa số người dân Anh. Chính phủ đảng Bảo thủ Anh do bà Theresa May lãnh đạo vẫn chưa đưa ra được trước công luận các kế hoạch với chiến lược rõ ràng và lâu dài về kinh tế, thương mại, và ngoại giao khi tách khỏi EU của chính phủ Anh.
Một vấn đề đã ngày càng được công luận Anh nhận ra, đó chính là cho dù đa số cử tri đã bầu chọn việc rời EU, không ai tại Anh biết rõ việc rời EU đó sẽ diễn ra như thế nào.
Brexit kia cũng có ba bảy đường (Ảnh: AP)Liên hiệp Anh sẽ dứt khoát ‘nhất linh đoạn tuyệt’, từ bỏ mọi thứ thuộc về EU (phương án còn được gọi là Brexit cứng – hard Brexit)?
Hay sẽ ‘giận thì giận mà thương thì thương’, từ bỏ EU một cách có chọn lọc, vẫn tiếp tục là thành viên thị trường chung Châu Âu và Liên minh thuế quan Châu Âu, nhằm cân bằng được các rủi ro kinh tế, thương mại lâu dài (phương án được gọi là Brexit mềm – soft Brexit)?
Ngay từ hồi tháng 8 năm ngoái,
một số nguồn tin từ bên trong chính phủ Anhđã cho tờ báo Sunday Times biết rằng một vài quan chức cấp cao Anh thú nhận là họ “không biết nên bắt đầu với những vấn đề gì” khi thương lượng với EU.
Đầu năm nay, đại sứ Liên hiệp Anh tại EU là Ngài (Sir) Ivan Rogers
bất ngờ từ nhiệm. Ngài Rogers đồng thời lên tiếng cảnh báo các quan chức Anh rằng họ phải giải quyết “các luận điểm thiếu cơ sở” và tình trạng “tư duy lộn xộn” đã thể hiện trong nội bộ chính phủ trong quá trình chuẩn bị rời EU. Ông này cũng cảnh báo rằng đang có tình trạng “thiếu thốn nghiêm trọng kinh nghiệm thương thảo [ngoại giao] đa phương” trong nội bộ nhà nước Anh hiện hành.
Các động thái lập cập, không rõ ràng này tạo ra hoài nghi trong công luận Anh và theo đó dẫn đến tình trạng các nghị viên lưỡng viện của Anh có nhu cầu gây áp lực lên chính phủ Anh, bắt chính phủ Anh phải trình bày rõ ràng đường hướng chiến lược Brexit để đổi lấy sự ủng hộ và phiếu bầu của họ. Đồng thời các nghị viên Anh cũng có thể ép buộc nội dung dự luật Brexit phải tạo điều kiện cho họ tiếp tục giám sát và can thiệp vào hoạt động thương lượng với EU của chính phủ Anh.
Việc các nghị viên Hạ viện Anh muốn có nhiều hơn sự kiểm soát lên quá trình thương lượng việc rời EU của chính phủ Anh, và đặc biệt là lên chính nội dung thỏa thuận cuối cùng quy định việc rời EU, là chắc chắn và đã được xác nhận trong
báo cáo đầu tiêncủa Ủy Ban Liên Đảng Phái về Vấn Đề Rời EU của Hạ viện Anh.
Bà Theresa May, trong một động thái nhiều khả năng là để làm giảm hoài nghi trong công luận đồng thời ra tín hiệu trước với phía EU, hôm 17/01
tuyên bốrằng Liên hiệp Anh sẽ chọn việc rời thị trường chung Châu Âu, và rằng thà Anh quốc không có thỏa thuận nào với EU còn hơn là có một thỏa thuận tồi. Động thái này cho thấy chính phủ bà May sẽ chọn ‘Brexit cứng’ với bất cứ giá nào.
Bà May có sẵn sàng cho các sóng gió sắp tới? (Ảnh: Getty)Với các nghị viên trong lưỡng viện Anh không đồng ý với ‘Brexit cứng’, việc vấn đề gửi thông báo Brexit được đưa ra trước Nghị viện chính là cơ hội để họ tìm cách gây sức ép lên chính phủ bà May để hoặc là ngăn cản việc Anh rời EU bằng phương án ‘Brexit cứng’, hoặc là bảo đảm việc Anh rời EU bằng phương án ‘Brexit mềm’, vốn được xem là dễ chịu và khôn ngoan hơn. Hiện đã có một nhóm các hạ nghị sỹ từ nhiều đảng phái trong Hạ viện Anh
bày mưu tính kế liên kết với nhauđể đảm bảo Anh quốc rời EU bằng ‘Brexit mềm’.
Cho dù lựa chọn của các nghị viên Anh là gì, có lẽ họ cũng nên tâm niệm
lời dặn của Edmund Burkevề vai trò của người đại biểu quốc hội với những cử tri của mình:
“Đại biểu của quý vị phải cống hiến không chỉ sự cần cù, mà còn cả năng lực phán đoán của chính anh ta. Và nếu anh ta hy sinh năng lực phán đoán đó để tuân theo chính kiến của quý vị, thì anh ta không phải là phục vụ mà chính là phản bội quý vị. “
Bài liên quan:Tòa Anh chặn đứng Brexit: lập luận của các bên
Hai người Anh thách thức Brexit trong vụ kiện vô tiền khoáng hậu