Đọc 'Phải sống' của Dư Hoa: Ai đau khổ như Phú Quý?
Người viết đã từng giới thiệu tiểu thuyết Huynh Đệ của nhà văn Dư Hoa. Nhưng đây không phải là
Chúng ta đang có gần 100 triệu người hợp thành một cộng đồng lớn trên một dải đất hình chữ S. Chúng ta tương tác với nhau hàng ngày; chúng ta tạo ra nhà nước, các công ty, các hội nhóm, các gia đình.
Dù muốn hay không, chúng ta đều là một phần cuộc sống của nhau và tác động đến nhau theo nhiều cách. Những gì chúng ta làm hợp thành môi trường xã hội của một quốc gia. Ở đó, chúng ta học tập, làm ăn, vui chơi, đi lễ, yêu đương, sinh con đẻ cái và nuôi dạy chúng thành người. Ở đó, chúng ta sống.
Vậy thì như thế nào là một quốc gia đáng sống?
Chúng ta thấy đủ các bảng xếp hạng các quốc gia đáng sống mà không có tên Việt Nam. Liệu bảng xếp hạng đó có bỏ sót Việt Nam không? Chúng tôi không biết, nhưng chúng tôi nghĩ rằng một quốc gia sẽ có cơ hội trở nên đáng sống nếu người dân của nó thường xuyên suy nghĩ, tưởng tượng và ước mơ về một xã hội đáng sống theo cách của mình.
Chính vì thế, hôm nay, Luật Khoa tạp chí mời các bạn viết về chủ đề “Thế nào là một quốc gia đáng sống”, với hy vọng tạo ra một diễn đàn nơi mọi người có thể chia sẻ hình dung của mình về một quốc gia đáng sống.
Tại sao lại là “quốc gia đáng sống” mà không phải là “quốc gia đáng tự hào”?
Chúng tôi nghĩ rằng “đáng sống” và “đáng tự hào” là hai tập hợp giao nhau ở một số điểm, nhưng khi con người tập trung vào những gì khiến cho mình tự hào thì họ hướng ra bên ngoài và chăm chút cho phần hình thức của mình nhiều hơn là phần nội dung. Việt Nam chúng ta có nhiều thứ được gọi là niềm tự hào và chúng ta hãnh diện về điều đó với cộng đồng thế giới. Nhưng những niềm tự hào đó có khiến cho Việt Nam trở thành một quốc gia đáng sống không?
Chúng tôi muốn hướng vào bên trong nhiều hơn, nơi chúng ta không còn phải lo tạo ra một lớp vỏ hào nhoáng để hãnh diện với thế giới nữa, mà tạo ra một quốc gia thoả mãn những nhu cầu nội tại và thiết thực của con người, nơi con người cảm thấy muốn ở lại thay vì ra đi.
Tiêu chí bài vở:
Nhuận bút:
Tất cả các bài viết được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút từ 700 nghìn đồng đến 3 triệu đồng.
Xin vui lòng liên hệ với toà soạn tại địa chỉ email editor@luatkhoa.org nếu có bất kỳ thông tin nào chưa rõ.