Lào trả về Việt Nam 10 tín đồ Bà Cô Dợ; Thông tin mới liên quan Tịnh thất Bồng Lai
Bản tin tôn giáo tháng 11/2024 gồm các sự kiện nổi bật: * 10 tín đồ Bà Cô Dợ vượt
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022.
“Chủ nghĩa khủng bố” (terrorism) bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nhưng được tính toán hoặc có chủ đích nhắm đến việc làm hoang mang, khủng hoảng tinh thần của công chúng, của một nhóm dân cư hoặc của một nhóm các cá nhân nhất định vì các mục tiêu chính trị.
Các hành vi khủng bố đều không thể được biện hộ ở bất kỳ ngữ cảnh chính trị, triết học, tư tưởng, sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo nào.
(Nghị quyết 49/60, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, 1994) [1]
***
Gần 20 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, pháp luật quốc tế mới dần quan tâm đến việc kiểm soát, khống chế và từ đó loại trừ hoàn toàn những hành vi mang tính chất khủng bố khỏi nền chính trị thế giới, thứ mà một thế lực ở Việt Nam đã dùng như là công cụ duy nhất để vận hành toàn bộ cuộc kháng chiến ở vùng đất xấu số này. [2]
Khi nhắc đến Chiến tranh Việt Nam (bắt đầu từ 1964 đến 1975) và cả giai đoạn kèn cựa trước đó (từ 1954 đến 1963), nhiều người phương Tây lẫn người Việt Nam đều có định kiến tự động rằng Hoa Kỳ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa là bên thực hiện nhiều hành vi quân sự phi pháp nhắm đến thường dân hơn, hay là chủ thể thực hiện nhiều tội ác chiến tranh. Luật Khoa từng có rất nhiều bài viết liên quan đến những tội ác này, mà cụ thể là loạt bài về Thảm sát Mỹ Lai. [3]
Song rất nhiều người đọc, nhà nghiên cứu có vẻ hơi “hồn nhiên” khi bỏ qua những nguồn tư liệu dồi dào liên quan đến những hành vi khủng bố có tổ chức, nhắm đến một số lượng lớn thường dân và gây ra những đau thương lớn do Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam (thường được biết đến với tên gọi Việt Cộng) thực hiện, được đỡ đầu và vận hành dưới trướng chính quyền nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ở phía Bắc.