Phú Lâm - đảo lớn nhất ở Hoàng Sa - bây giờ ra sao?
💡Bài dành riêng cho độc giả trả phí. Cho đến nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn nghĩ có quân
Ukraine có phải luôn thuộc về Nga, vai trò của phương Tây ra sao và Nga có đang hóa rồ?
Những ngày qua, khả năng xảy ra một cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine đã trở nên cận kề hơn bao giờ hết. Trong tình hình đó, người viết xin mời các độc giả Luật Khoa cân nhắc và xem xét lại một số luận điểm, thông tin đang được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam để định hướng quan điểm của công chúng về cuộc chiến.
Người viết thừa nhận rằng những thông tin mình đưa ra cũng có tính định hướng nhất định. Không ai mà không có quan điểm riêng. Tuy nhiên, bài viết có lồng ghép một số chi tiết về pháp luật quốc tế, với hy vọng đồng thời tạo ra một cái nhìn khách quan hơn về lịch sử giữa hai quốc gia và tình hình căng thẳng hiện nay.
Đây là luận điểm phổ biến nhất của các nhóm dân tộc chủ nghĩa Nga: Ukraine luôn thuộc về Nga trong lịch sử, là lãnh thổ máu thịt của Nga; một nước Nga hùng cường là một nước Nga có Ukraine.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, trong một thời gian dài, Ukraine luôn là một đồng minh nhưng chưa bao giờ là “nước Nga” của họ.
Trước tiên, gốc gác của cả Nga và Ukraine hiện đại là vương quốc Kievan Rus (thành lập vào cuối thế kỷ thứ 9). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, phần lớn Kievan Rus nằm trên lãnh thổ Ukraine hiện đại. Thủ đô của vương quốc cũng là Kiev (thủ đô của Ukraine ngày nay). [1] Sau ba thế kỷ, sự hưng thịnh và quyền lực chính trị đối với châu Âu trung đại của Kiev kết thúc gần như hoàn toàn sau cuộc xâm lược và sức tàn phá kinh khủng của quân Mông Cổ vào thế kỷ thứ 13.