"Một Trung Quốc" qua các đời tổng thống Hoa Kỳ

Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 6/10/2022.


Trước khi bắt đầu với sự lộn xộn của các đời tổng thống Hoa Kỳ, thói quen tiền hậu bất nhất của hệ thống chính trị lưỡng đảng, cũng như các quan điểm có phần đá chân nhau liên tục của họ, chúng ta trước tiên cần xác định điều gì là thống nhất trong chính sách Một Trung Quốc của các đời chính quyền Hoa Kỳ.

Ở một mặt nào đó, dù các chính quyền khác nhau với những cá nhân khác nhau của Hoa Kỳ sẽ theo đuổi các lợi ích chính sách khác nhau, nguyên tắc pháp quyền (rule of law), ở cả mặt pháp luật nội địa và pháp luật quốc tế, sẽ đặt ra những giới hạn nhất định cho các chính trị gia Hoa Kỳ. Nói cách khác, hành vi chính sách của các đời tổng thống sẽ bị giới hạn bởi một số văn bản pháp lý mà họ lập ra trong suốt giai đoạn ngoại giao mấy thập niên qua.

Vậy những văn bản quy phạm nào xác định lập trường cơ bản của Hoa Kỳ? Và chúng có điểm chung là gì?

Các văn bản quy phạm liên quan đến chính sách Một Trung Quốc

May mắn là không quá khó để có một cái nhìn cơ bản về Một Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ. Trong các tài liệu, có năm văn bản chúng ta cần lưu ý và ghi nhớ:

  1. Thông cáo Thượng Hải 1972 (Shanghai Communiqué 1972)
  2. Thông cáo Bình thường hóa quan hệ ngoại giao 1979 (Normalisation Communiqué 1979)
  3. Đạo luật về Quan hệ Ngoại giao với Đài Loan 1979 (Taiwan Relations Act 1979)
  4. Sáu Bảo đảm đến Đài Bắc 1982 (Six Assurances to Taipei of 1982)
  5. Thông cáo 17 tháng 8 [về mua bán vũ khí quân sự] 1982 (August 17 Communiqué of 1982)

Nhìn chung, chỉ cần đọc vài dòng mở màn của những văn bản này, chúng ta sẽ nhận ra Một Trung Quốc là một chính sách kỳ lạ và mập mờ đến như thế nào.

Đầu tiên, phải kể đến Thông cáo Thượng Hải 1972, văn bản ngoại giao đầu tiên giữa nhà nước Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc bị loại khỏi Liên Hiệp Quốc vào năm 1971. [1]

Điểm thú vị là, ngay cả khi chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc đã không còn bất kỳ vị thế chính trị nào trên trường quốc tế, và bản thân ông Nixon (Tổng thống) lẫn Henry Kissinger (có thể được xem là kiến trúc sư trưởng cho toàn bộ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ giai đoạn này) đều được cho là đã “đi đêm” với chính quyền đại lục, Thông cáo Thượng Hải gửi gắm một thông điệp không thể mập mờ hơn từ phía Hoa Kỳ.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.