Tiêu chuẩn pháp lý trong việc truy tố người tung tin: Từ câu chuyện hai nữ sinh HUFLIT

Thiệt hại và ý định gây hại là cơ sở pháp lý quan trọng.

Tiêu chuẩn pháp lý trong việc truy tố người tung tin: Từ câu chuyện hai nữ sinh HUFLIT
Tranh minh họa: The Economist.

Từ một bài đăng “confessions” (ý chỉ các trang Facebook đăng hộ tâm sự, tự sự của người ẩn danh), câu chuyện liên quan đến cáo buộc hai nữ sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM (HUFLIT) bị cưỡng hiếp tập thể được đẩy đến ngưỡng của một khủng hoảng truyền thông cấp quốc gia.

Với tất cả những “bằng chứng” mà người viết tiếp cận được trên mạng xã hội, rõ ràng sự thật vô cùng mù mờ. Toàn bộ xung đột trên mạng xã hội xảy ra chỉ vì một bài nặc danh không có những thông tin cơ bản nhất.

Ngày 14/1, Cơ quan Điều tra Hình sự Quân khu 7 thông báo họ đã khởi tố vụ án “đưa tin trái phép thông tin mạng máy tính” để xử lý hành vi mà họ gọi là tung tin sai sự thật. [1] Khả năng cao là ai đó sẽ phải lãnh án tù vì đã tung tin về vụ việc này.

Bỏ qua vấn đề thật - giả của thông tin, bỏ qua những tranh cãi rát cổ nóng mặt hiện nay, người viết xin bàn đến một vấn đề: có nên truy tố những người tung tin giả hay không?

Xin nhắc lại: người viết không có hàm ý cho rằng thông tin về vụ HUFLIT hiện nay là thật hay giả.

Tin giả: Bình phong của các nhà kiểm duyệt

Điểm trước tiên mà người viết nghĩ rằng chúng ta cần làm rõ là không phải tin giả nào cũng như nhau.

Ngay cả khi bạn muốn hình sự hóa việc lan truyền tin giả, điều đầu tiên bạn cần làm là phân loại tin giả.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.