Vì sao việc bỏ Tết khó trở thành hiện thực?

Một điểm bám văn hóa cần thiết để hoàn thiện bộ danh tính quốc gia.

Ảnh minh họa. Đồ họa: Luật Khoa.
Ảnh minh họa. Đồ họa: Luật Khoa.

Cho đến nay, giới nghiên cứu chính trị và chủ nghĩa dân tộc thế giới đều cho rằng các ngày lễ quốc gia là một phần của dự án xây dựng, sáng tạo, và tái tưởng tượng danh tính quốc gia (national identity).

Cách tiếp cận này tìm được diễn đàn khi giáo sư người Anh Eric Hobsbawm giới thiệu với thế giới khái niệm “truyền thống tân tạo” (tạm dịch từ invented tradition). Theo đó, truyền thống - văn hóa - lịch sử và các cấu thành quốc gia phổ biến mà chúng ta biết đến ngày nay, thông qua lăng kính Hobsbawm, đều được xem là những sản phẩm sáng tạo của các nhóm tinh hoa và các nhóm tri thức lãnh đạo quốc gia. [1]

Tết - kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất tại Việt Nam - có thể được xem là một sản phẩm tương tự.

Đặc trưng này khiến cho các thảo luận (hay thậm chí là tranh cãi) liên quan đến việc “có nên bỏ Tết hay không?” có thể trở nên vô cùng thừa thãi và đi ngược lại với xu hướng chung của quản trị quốc gia hiện đại.

Đôi nét về lý thuyết

“Truyền thống tân tạo” là một khái niệm được giới thiệu lần đầu trong quyển The Invention of Tradition, một tuyển tập các bài nghiên cứu về vấn đề xây dựng danh tính quốc gia và chủ nghĩa dân tộc. Quyển sách này do Eric Hobsbawm và Terence Ranger cùng biên tập. [2]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.