Tình thế chính trị của người dân miền Nam Việt Nam sau năm 1975

Một sự thật lịch sử không thể bị lãng quên.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 1977. Nguồn: Flickr Manhhai.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1977. Nguồn: Flickr Manhhai.

Từ những lùm xùm xung quanh câu chuyện của nữ ca sĩ Hanni thuộc nhóm nhạc thần tượng NewJeans, chúng ta có thể tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ: hòa hợp hòa giải dân tộc, làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan, hay vấn nạn bạo lực internet, v.v.

Tuy nhiên, một điều khiến tôi cảm thấy bất ngờ nhất là rất nhiều thanh thiếu niên ở Việt Nam (mà đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam) không có bất kỳ thông tin gì về các chính sách do chính quyền Bắc Việt tiến hành ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Họ còn chủ động khẳng định rằng chính sách “cải tạo” là tốt đẹp, đúng đắn, thiết thực cho hoạt động hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Từ bối cảnh này, người viết mong muốn giới thiệu đến độc giả của Luật Khoa một bức tranh toàn diện và cô đọng về tình thế chính trị ngặt nghèo, khó khăn của người dân miền Nam Việt Nam (mà đặc biệt là các gia đình có liên hệ dù ít hay nhiều đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa).

Lằn ranh “công dân”/ “tù nhân”

Khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, dân số toàn Việt Nam có thể được ước tính khoảng 36 - 40 triệu người. [1] Nếu giả định mỗi miền sẽ có phân nửa dân số thì người viết tạm thời xét rằng số lượng dân cư trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam có thể dao động quanh mức 20 triệu người.

Số người đối mặt với trại cải tạo và các hình thức trả đũa sau chiến tranh là bao nhiêu?

Các thống kê và ước tính được chấp nhận cho đến thời điểm hiện nay cho thấy con số dao động rất lớn, từ khoảng 1 triệu cho đến 2,5 triệu người.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.