Tội danh khủng bố ở Việt Nam khác biệt ra sao so với quốc tế?

Khủng bố chống chính quyền nhân dân là một sự “sáng tạo” để phù hợp với tình hình Việt Nam.

Tội danh khủng bố ở Việt Nam khác biệt ra sao so với quốc tế?
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Những đồn đoán, quan sát của giới bình luận chính trị Việt Nam cuối cùng đã được xác nhận: Bộ Công an quyết định tiến hành điều tra và khởi tố các nghi phạm bị bắt trong vụ việc ở Tây Nguyên với tổng cộng bốn nhóm tội danh, bao gồm “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; “không tố giác tội phạm”; “che giấu tội phạm” và “tổ chức, môi giới cho người khác xuất nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”. [1]

Trong đó, việc khởi tố tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” là chính yếu, với 75 bị can (ở thời điểm viết).

Vậy tội danh khủng bố tại Việt Nam có những đặc trưng cơ bản nào? Khi phân tích về tội danh này trong sự tương quan giữa Việt Nam với quốc tế chúng ta thấy được điều gì?

Phân tích cơ bản về tội danh khủng bố ở Việt Nam

Để hiểu về các quy định pháp lý liên quan đến tội danh khủng bố ở Việt Nam, chúng ta cần biết về hai văn bản riêng biệt. 

Một là Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để hiểu về cấu thành tội danh và cách định tội danh. 

Hai là Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 để tìm định nghĩa về khái niệm “khủng bố” hay “tài trợ khủng bố”, cách diễn giải các hành vi có thể được liệt kê là khủng bố, nguyên tắc chống khủng bố, cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan. [2]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.