3 lập luận bảo thủ ủng hộ hôn nhân đồng giới
Mặc dù Bộ Y tế ở nước ta đã khẳng định đồng tính không phải là bệnh, nhưng trên thực
Chính quyền muốn kiểm soát hoàn toàn không gian mạng hơn là bảo vệ quyền riêng tư và tự chủ dữ liệu.
Hãy hình dung một đêm nọ bạn đang tay trong tay với người yêu dạo bước vào chỗ ít đèn thì bỗng nhận ra cả hai đang đeo cái bảng sáng choang ghi đầy đủ họ tên và số điện thoại mỗi đứa. Vâng, tất nhiên bạn thấy cụt cả hứng vì mất đi sự riêng tư.
Dự thảo nghị định do Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đề xuất quy định tài khoản mạng xã hội cần xác thực bằng tên thật và số điện thoại để có thể đăng bài, bình luận và livestream cũng có tác động tương tự như thế.
Đề xuất này là một phần của dự thảo thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý Internet mà Bộ đang hoàn thiện để trình Chính phủ vào quý II/2023. [1] Từ đây, cái bảng tên sẽ được dán trên người bạn mọi lúc mọi nơi khi bạn dạo bước trên không gian mạng.
Nếu Saudi Arabia hồi năm 2022 phải cất công đưa gián điệp vào Twitter mới lấy được danh tính và vị trí của những chủ tài khoản dám đưa tin bình luận chính phủ và gia đình hoàng gia Saudi, thì nhà nước Việt Nam đã đi xa hơn một bước với dự thảo mới này, thể hiện rõ ràng thông điệp: cần gì chơi trò điệp viên khi thông tin tường tận về người dùng mạng xã hội sẽ được tự động chuyển thẳng về máy chủ quân ta. [2]
Dự thảo định danh tài khoản cá nhân được đưa ra với lý do rất chính đáng. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trình bày: “Có thời điểm cơ quan chức năng xác định được chủ tài khoản mạng xã hội vi phạm pháp luật nhưng không truy vết được vì tội phạm sử dụng ứng dụng xuyên biên giới.” [3] Bởi thế, “tài khoản không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau,” thứ trưởng cảnh báo. [4]