Tham nhũng thời Việt Nam Cộng hòa tệ đến mức nào?

Chuyện tham nhũng khiến chính quyền miền Nam sụp đổ không nên là những giả định đương nhiên.

Tham nhũng thời Việt Nam Cộng hòa tệ đến mức nào?
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Một trong những điểm phản biện thường thấy trong các thảo luận liên quan đến tình hình tham nhũng hiện tại (đặc biệt liên quan đến các chuyến bay giải cứu và bê bối Việt Á) là họ nhắc lại vấn đề tham nhũng ở thời kỳ chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Hiển nhiên, các lý luận này chỉ là kiểu lý luận “còn bạn thì sao” (whataboutism). Họ lôi một chính thể đã lụi tàn gần 50 năm trước và tìm cách so sánh nó với những vấn đề và sai phạm của một chính thể đang tồn tại; rồi tự nhận rằng họ là chính thể trong sạch, vững mạnh, đỉnh cao của lịch sử Việt Nam. Giá trị thực tế của cách tiếp cận này không có bao nhiêu.

Tuy nhiên, nói về mặt thông tin và tri thức lịch sử, người viết cho rằng chúng ta vẫn còn một câu hỏi lớn. Ngay cả khi Việt Nam Cộng hòa là một chính thể bất ổn và đối diện với hàng trăm cáo buộc tham nhũng từ cả Tây và Ta, chúng ta vẫn cần phải biết họ thực sự tham nhũng như thế nào. 

Bài viết này nhằm tìm kiếm một số điểm khởi đầu với hy vọng trong tương lai, các nghiên cứu, thông tin và tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề này ngày càng phổ biến hơn cho bạn đọc Việt Nam. 

Tham nhũng từ thao túng tiền tệ

Đây là một trong những thông tin lịch sử chính thống đầu tiên mà người viết tìm thấy trong các thông tin liên quan đến “tham nhũng” (corruption) và “sai phạm” (wrongdoing) của các quan chức và hệ thống quan liêu chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ở vấn đề này, người viết không phải là một chuyên gia kinh tế nên sẽ diễn giải theo cách dễ hiểu nhất đối với bản thân người viết lẫn đại chúng. 

Tham nhũng từ thao túng tiền tệ, hiểu đơn giản là việc giới quan chức và những người có tầm ảnh hưởng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa tận dụng hiểu biết và nguồn lực tiền tệ sẵn có của mình để trục lợi từ quá trình chuyển đổi ngoại tệ. 

Chi tiết hơn, vào năm 1955 Hoa Kỳ thay thế Pháp như là chủ thể hỗ trợ chính cho quá trình tái kiến thiết và phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam. Mỹ (mà cụ thể là USAID - Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) chọn mức tỷ giá 35 đồng Đông Dương (piaster) đổi 1 Mỹ kim. Mức tỷ giá này (có thể thay đổi theo thời gian chứ không cố định hoàn toàn) cho phép chính quyền non trẻ của Việt Nam Cộng hòa dùng đồng tiền của mình để đổi Mỹ kim, mua bán - giao thương với quốc tế một cách ổn định mà không cần quá lo lắng về tình hình chính trị chưa ổn định - vốn có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đồng tiền quốc gia. [1]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.