Đạo luật khiến Facebook chặn chia sẻ tin tức tại Canada: Việt Nam có đang học theo?

Liệu có mở ra một hướng đi cho các nhà lập pháp Việt Nam?

Đạo luật khiến Facebook chặn chia sẻ tin tức tại Canada: Việt Nam có đang học theo?
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Đạo luật Tin tức trực tuyến (Online News Act, trước đây thường được gọi là Dự luật C-18) là một trong những chủ đề gây tranh cãi và bàn tán nhất ở Canada trong suốt nhiều tháng qua. Nhiều học giả ghi nhận đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thói quen tiếp nhận, xử lý, và thảo luận tin tức của người dân Canada. 

Không chỉ vậy, văn bản này cũng có thể tạo ra một làn sóng mới trong việc kiểm soát thông tin ở các phương tiện truyền thông Internet trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, dù có thể sẽ có nhiều diễn giải không chính xác về nó.

Trong bài viết này, người viết mong muốn giúp độc giả Luật Khoa hiểu sơ lược các vấn đề như: (1) phạm vi và mục tiêu trên danh nghĩa của Đạo luật Tin tức trực tuyến; (2) cách lý giải ủng hộ lẫn phản đối đạo luật; và (3) viễn cảnh tại Việt Nam. 

Hiểu về Đạo luật Tin tức trực tuyến

Đạo luật Tin tức trực tuyến của Canada, cũng như hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật khác, không dễ để diễn giải một cách đầy đủ và toàn diện cho hệ thống. [1]

Tuy vậy trong bối cảnh bài viết, người viết có thể chia ra hai “phe” mà đạo luật này tạo nên (ngoại trừ sự hiện diện đương nhiên của cơ quan nhà nước Canada). Trong đó, chúng ta có: 

  1. Các trung gian tin tức số (tạm dịch từ khái niệm digital news intermediary) bao gồm bất kỳ nền tảng truyền thông trực tuyến nào, kể cả các công cụ tìm kiếm (như Google) hay dịch vụ mạng xã hội (như Facebook, Instagram, YouTube, v.v.);
  2. Các chủ thể kinh doanh tin tức (news business) quản lý các cơ quan tin tức (news outlet) vận hành chủ yếu hay có hoạt động truyền thông tại Canada. 

Hai “phe” này được yêu cầu thỏa thuận với nhau các khoản bồi hoàn hợp lý. Việc bồi hoàn đến từ việc những trung gian tin tức số đã dùng nền tảng của mình nhằm chia sẻ và hiển thị các thông tin, tin tức, và các sản phẩm liên quan (âm thanh, hình ảnh hay chữ viết) mà các cơ quan tin tức tạo lập nên. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.