Phong trào xét lại và sự lụi tàn của chủ nghĩa tự do trên thế giới

Và rồi không còn ai…

Phong trào xét lại và sự lụi tàn của chủ nghĩa tự do trên thế giới
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Vào đầu thập niên 1990, khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia cộng sản Đông Á và Đông Nam Á vừa chấm dứt các cuộc xung đột triền miên với nhau, tương lai của mô hình nhà nước điển hình cho toàn thế giới dường như không còn một lựa chọn khả dĩ nào khác, đó chính là mô hình dân chủ tự do (liberal democracy), mà Hoa Kỳ là đại diện hoàn hảo nhất và là người dẫn đầu quyền năng nhất. 

“Lịch sử thế giới đã kết thúc tại đây”

Nhà nghiên cứu chính trị người Mỹ Francis Fukuyama tự tin khẳng định như vậy khi ông chứng kiến sự thoái trào của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, sự ngưỡng mộ của khắp thế giới đối với sức sáng tạo và văn hóa tiêu dùng tư bản mãnh liệt từ thập niên 1980 đến thập niên 1990. [1] Đối với ông, đây là bằng chứng cho thấy phương Tây và các giá trị của nó đã chiến thắng trong trận chiến quyết định với chủ nghĩa cộng sản để đi đến “chân trời cuối cùng” của lịch sử thế giới. 

Học giả Francis Fukuyama. Nguồn ảnh: AFP.

Áp dụng Thuyết mạt thế hay Tận thế học (Eschatology) vào các quan sát và tuyên bố chính trị, tôn giáo là một thực hành thường xuyên và phổ biến.

Thiên Chúa giáo dự đoán về sự tái lâm của Jesus và ngày phán xét dành cho tất cả. 

Thời kỳ Mạt Pháp được kinh Phật tiên đoán cũng có thể được xem là một dạng của Tận thế học, dù Phật giáo tập trung vào sự tuần hoàn lặp lại nhiều hơn. 

Hay như nhà triết học Immanuel Kant và triết gia Karl Marx cũng từng liên tưởng đến sự kết thúc của lịch sử. Kant nghĩ về sự giải phóng hoàn toàn dành cho loài người là mục tiêu cuối cùng của lịch sử, còn Marx thì nghĩ đến sự hình thành của một địa đàng cộng sản quốc tế như là đích đến cuối cùng của toàn bộ xã hội loài người.

Vì vậy, Francis Fukuyama không phải là người đầu tiên và cũng không phải là người cuối cùng dùng các lý thuyết mạt thế để làm nổi bật quan sát và tầm nhìn của mình cho đích đến cuối cùng lịch sử. Tuy nhiên, cũng như mọi lý thuyết nói về “sự cuối cùng”, “tận thế”, hay “mạt thế”, lý thuyết của Fukuyama có lỗ hổng rất lớn: tương lai vốn không thể biết trước. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.