Bất tuân dân sự: Dòng chảy âm ỉ vượt thời gian

Bất tuân dân sự trở thành nhiệm vụ thiêng liêng nếu nhà nước trở nên hủ bại.

Bất tuân dân sự: Dòng chảy âm ỉ vượt thời gian
Ảnh gốc: LIFE, Asian News International, Chân Trời Mới Media. Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Tiến trình phát triển của xã hội loài người không thể thiếu những cuộc phản kháng từ người dân với các chế độ cai trị. Việc phản đối chính sách hay cách quản lý của nhà nước được người dân thực hiện theo nhiều kiểu khác nhau, hoặc dùng bạo lực để tạo tiếng vang, gây áp lực rồi đạt được sự thỏa hiệp với chính quyền; hoặc phản đối trong ôn hòa, tuy âm ỉ mà dai dẳng. 

Bất tuân dân sự (civil disobedience) là các hoạt động được đưa ra công khai nhằm phản ứng với các quyết định của chính quyền. Theo cách hiểu thông thường, bất tuân dân sự đồng nghĩa với cách phản kháng không dùng tới bạo động.

Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam và một số nước độc tài, chính quyền thường cử lực lượng an ninh để đàn áp các cuộc phản kháng, rồi gán ghép tội danh mơ hồ “gây rối trật tự công cộng” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Do đó, bất tuân dân sự là lựa chọn thiết yếu để lên án mạnh mẽ cách hành xử bạo lực của nhà cầm quyền, cũng như phản đối những đạo luật hà khắc được đưa ra nhằm hạn chế quyền con người cơ bản.

Lịch sử của bất tuân dân sự

Để thay đổi suy nghĩ của nhiều người rằng bất tuân dân sự là chiêu trò ăn vạ nhằm lật đổ chế độ, hoặc cho là vì bất mãn nên mới làm thế. Chúng ta hãy nhìn vào những câu chuyện phản kháng của con người, tạo nên nhiều sự kiện gây chấn động toàn cầu.

Ví dụ nổi tiếng và sớm nhất về bất tuân dân sự có thể là vở kịch Antigone của nhà sáng tác bi kịch Sophocles thời Hy Lạp cổ đại. Trong tác phẩm này, Antigone là một trong những cô con gái của cựu vương Oedipus xứ Thebes, muốn làm đám tang và chôn cất người anh trai Polyneices tại một nơi tử tế, nhưng bị đương kim đế vương Creon ngăn cản. Cuối cùng cô vẫn bất chấp để thực hiện, rồi nói rõ chính cô đã làm điều đó, rằng cô phải nghe theo lương tâm chính mình chứ không phải luật lệ do con người đặt ra. Mặc dù bị dọa giết, cô nói mình không sợ chết, chỉ sợ lương tâm dằn vặt. [1]

Hay như bà Marion Wallace Dunlop (1864-1942) người Scotland, là một nhà đấu tranh cho quyền của phụ nữ, và là một trong những người tuyệt thực đầu tiên được ghi vào sử sách thế kỷ 20. Bà yêu cầu chính quyền cho phụ nữ được bỏ phiếu như nam giới và bà bị bắt giam vì hành động của mình. Trong tù, bà từ chối mọi bữa ăn, bà tuyên bố sẽ không ăn gì cả cho tới khi quyền bầu cử của phụ nữ được thừa nhận. Cuối cùng, bà được thả tự do khỏi nhà tù Holloway sau 91 giờ tuyệt thực. [2]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.