Mê tín cũng là quyền con người

Chớ vì thấy khó ưa mà đòi cấm.

Mê tín cũng là quyền con người
Nguồn ảnh: Chùa Ba Vàng. Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Hoạt động cúng xá lị tóc của Đức Phật ở chùa Ba Vàng đang bị nhiều người cho là mê tín. [1] Lý do vì người ta đi cúng một sợi tóc “tự chuyển động” và tin rằng đó là phép nhiệm màu của Đức Phật. Từ đó, một số ý kiến cho rằng nên cấm những hoạt động mê tín này, thậm chí đóng cửa luôn chùa Ba Vàng.

Chuyện cúng bái này có phải là hoạt động mê tín hay không xin miễn bàn ở đây, bởi từ “mê tín” ở ta hiện nay đang bị hiểu theo nghĩa hoàn toàn xấu. Nhưng kể cả đó có là hoạt động mê tín đi chăng nữa thì nó thực ra vẫn là một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người và được thực hành có lẽ là thuộc loại sớm nhất trong lịch sử. 

Gần như ai cũng có nhu cầu tin vào một thực thể siêu nhiên hay thậm chí là hoang đường nào đó không thể chứng minh được bằng các phương pháp thông thường. Bởi vậy mới gọi là “niềm tin” chứ không phải lý lẽ.

Nói vậy để thấy rằng dù có ghét chùa Ba Vàng và ghét mê tín dị đoan cỡ nào đi chăng nữa thì họ cũng có quyền tổ chức những hoạt động như “cúng xá lị tóc của Đức Phật”, miễn là không làm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của ai.

Cái đáng nói ở ta là tại sao rất nhiều cơ sở tôn giáo, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khác không được tự do hoạt động như Ba Vàng, mà lại bị cấm đoán, bắt bớ, tù đày? [2] Tại sao Ba Vàng lại được biệt đãi? Ngân sách nhà nước có chi đồng nào cho Ba Vàng hay không?

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.