'Bản sắc Việt Nam' thắm màu đỏ, hoa hậu Nhật không còn mang nước da vàng

Ai có quyền định nghĩa bản sắc Việt Nam?

'Bản sắc Việt Nam' thắm màu đỏ, hoa hậu Nhật không còn mang nước da vàng
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943-2023) ở Hải Phòng. Ảnh: haiphong.gov.vn.

Gần đây, nhà nước tài trợ làm bộ phim “Đào, phở và piano". Như nhiều sản phẩm nghệ thuật khác, bộ phim này khi ra mắt cũng nhận được nhiều ý kiến khen chê. Nhưng nếu bình phẩm là chuyện bình thường của khán giả thì người chê phim bị dán mác là không yêu nước hay thậm chí mang tội phản động, phản bội. [1] Họ bị đấu tố nhau hệt như thời chiến. [2] Tại sao những phản hồi dành cho một sản phẩm điện ảnh lại dấy lên những chia rẽ mang đậm màu sắc quy chụp, đổ lỗi như vậy?

Người viết cho rằng tình trạng bắt rễ từ việc giáo dục về “bản sắc dân tộc” và lòng yêu nước của Việt Nam chỉ trong giới hạn phạm vi mà đảng cầm quyền cho phép.

Nói cách khác, sự chuyên chế về các khái niệm văn hóa khiến cho nhiều người bị đóng khung trong “chân lý” của mình và không thể cầu thị khi nghe phê phán từ phía khác.

Tiên tiến, đậm đà 'tính đảng'

Các khái niệm của chủ nghĩa cộng sản chiếm vị trí chủ chốt trong ngôn ngữ chính trị và giáo dục từ những năm 1950 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước. Để củng cố tính chính danh của mình sau khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, năm 1998, Đảng Cộng sản ban hành Nghị quyết 03 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [3].

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.