Tranh luận về ‘Đào, Phở và Piano’: Phân cực chính trị hay bạo lực tri thức?

Không thể có phân cực chính trị nếu không có bình đẳng chính trị trước.

Tranh luận về ‘Đào, Phở và Piano’: Phân cực chính trị hay bạo lực tri thức?
Phim trường "Đào, Phở, và Piano". Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL.

Cuộc thảo luận, hay là tranh cãi xung quanh bộ phim “Đào, Phở và Piano” gần đây có thêm tiếng nói rất đáng chú ý của Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai trên BBC News Tiếng Việt. Trong bài viết của mình, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai cho rằng bộ phim này là điển hình của hiện tượng “phân cực chính trị” (political polarisation), khi mà hai nhóm tham gia thảo luận về bộ phim gần như bỏ qua mọi yếu tố liên quan đến bộ phim và chỉ dùng cảm xúc và nhãn dán chính trị của mình để chỉ trích và sỉ nhục nhau. [1]

Người viết đồng tình gần như hoàn toàn với các luận điểm của bài viết và xin bàn thêm về ý dưới đây của Tiến sĩ Mai:  

Bị gọi là “chó cánh tả” hay “phân cánh hữu” thì khó chịu thật đấy, nhưng không mấy ai vì thế mà phải vào tù. Còn bị gọi là “phản động” ở Việt Nam thì có lẽ không an toàn chút nào.

Thật khó có thể cho rằng ở Việt Nam chúng ta đang vấp phải câu chuyện “phân cực chính trị” như ở Hoa Kỳ hay nơi đâu khác trên thế giới.

Phân cực chính trị, trước tiên, cần sự bình đẳng

Nếu thật sự đào sâu vào từng thành tố của các lý thuyết phân cực chính trị thì điều đầu tiên phải nói tới là sự bình đẳng chính trị giữa các phe nhóm chính trị. 

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.