‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Chẳng những không phải là đạo diễn, Bộ trưởng Tô Lâm còn có thể bị buộc phải thủ vai chính vào hồi sau cùng.
Sân khấu chính trị Việt Nam đang diễn tiếp những hồi gay cấn của một vở kịch ăn khách với sự ra đi của Ủy viên Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, người chỉ mới gần đây còn là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế chủ tịch nước hoặc chủ tịch Quốc hội đang vắng chủ.
Không chỉ bất thường, những diễn biến này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam khi mà chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đầu năm 2024 đã có tới 3 trong 5 nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam bị thanh trừng.
Ấn tượng bởi đặc tính công an trị của chế độ hiện hành, một số nhà quan sát cho rằng những diễn biến vô tiền khoáng hậu đang xảy ra nằm trong âm mưu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Họ cho rằng có một phe công an do ông Tô Lâm dẫn dắt đang “vũ khí hóa” công cuộc đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm độc chiếm quyền lực cho phe phái của mình. Bằng việc loại bỏ những đối thủ tiềm năng bao gồm ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai, ông Tô Lâm có thể vào tứ trụ để rồi sau đó chiếm lấy chiếc ghế tổng bí thư siêu quyền lực vào Đại hội XIV tới đây.
Giả thuyết trên, dù nghe rất hấp dẫn, song thiếu những căn cứ vững chắc.
Đầu tiên, việc loại bỏ 3 trên 5 người quyền lực nhất trong đảng (gồm "tứ trụ" và ủy viên thường trực Ban Bí thư) là điều không hề đơn giản mà cần sự đồng thuận lớn trong cơ quan quyền lực nhất của đảng là Bộ Chính trị. Người có thể huy động được sự đồng thuận đó trong bối cảnh hiện tại không ai khác là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.