Luật Khoa 360: Toàn cảnh vụ Đại tướng Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước

Chức vụ dân sự đầu tiên của vị đại tướng công an.

Luật Khoa 360: Toàn cảnh vụ Đại tướng Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước
Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội sáng ngày 22/5/2024. Ảnh gốc: VOV. Đồ họa: V.K / Luật Khoa.
💡
Luật Khoa 360 là dạng bài toàn cảnh về một sự kiện, cung cấp thông tin đa chiều, không kiểm duyệt. Ở cuối bài, chúng tôi có đôi dòng bình luận, hầu quý độc giả.

Sáng nay, 22/5, trong trang phục dân sự, Đại tướng công an Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Việt Nam chính thức có nguyên thủ mới giữa những biến động chính trị bất thường.

Cuộc xáo trộn chưa từng có

Cuộc cạnh tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra một cơn biến động chính trị vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.

  • Vào ngày 13/3/2024, bốn nhà lãnh đạo cao nhất của đảng - tức “tứ trụ” - dự họp phiên đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV tại Hà Nội, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Không có dấu hiệu gì đáng chú ý khiến người ta liên tưởng tới những sóng gió sắp tới.
  • Chỉ hơn hai tháng sau, Võ Văn Thưởng mất chức chủ tịch nước (21/3), Vương Đình Huệ rời ghế chủ tịch Quốc hội (2/5), Trần Thanh Mẫn được bầu thay ông Huệ (20/5), Tô Lâm rời ghế bộ trưởng công an để lên làm chủ tịch nước, và vị trí quyền lực ở Bộ Công an vẫn chưa có ai chính thức tiếp quản. Tổng cộng, Quốc hội đã phải họp bất thường hai lần và họp thường kỳ một lần trong vòng ba tháng qua để hợp thức hóa những quyết định này của Đảng Cộng sản.
  • Đó mới chỉ là bên chính quyền. Ở bên phía cơ quan đảng, Ủy viên Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai bất ngờ mất chức khi vẫn còn đang được đồn đoán là ứng cử viên sáng giá cho chức chủ tịch nước hoặc chủ tịch Quốc hội (16/5); Thượng tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị  của quân đội - được bầu thay thế bà Mai. Cùng với đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng bầu bổ sung tới bốn người vào Bộ Chính trị giữa nhiệm kỳ (16/5).
  • Tổng cộng, có tới sáu ủy viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã mất chức. Sau khi bầu bổ sung, số lượng ủy viên giảm từ 18 vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 16.
  • Đại tướng Công an Tô Lâm trở thành nhân vật trung tâm của cuộc xáo trộn quyền lực này, khi vừa là người chỉ đạo điều tra các vụ án trong chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng, vừa là người được (hay là bị) hoán đổi ngôi vị từ bộ trưởng Công an sang chủ tịch nước, chính thức bước vào hàng ngũ “tứ trụ triều đình”.

Điều này có ý nghĩa gì với Tô Lâm?

Kết thúc phiên làm việc buổi sáng ngày 22/5, Đại tướng Tô Lâm bắt đầu sắm một vai mới trong chính trị đương đại lẫn lịch sử Việt Nam.

  • Ông là chủ tịch nước thứ hai trong lịch sử có xuất thân công an. Người thứ nhất không phải ai xa lạ mà chính là vị tiền nhiệm của ông ở Bộ Công an: Đại tướng Trần Đại Quang. Ông Quang cũng lên chức chủ tịch nước theo cách của ông Lâm: đi thẳng từ trụ sở Bộ Công an sang Phủ Chủ tịch vào giữa nhiệm kỳ (4/2016). Ông Quang vắn số, chết hai năm sau đó, dẫn đến một hiện tượng chưa từng có khác sau thời Hồ Chí Minh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm vị trí chủ tịch nước.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.