Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Chính quyền tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo.
Đầu tháng 5/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2023 về Việt Nam. Theo đó, bối cảnh tự do tôn giáo tại Việt Nam không có thay đổi so với năm 2022. [1]
Theo báo cáo này, chính quyền tiếp tục đàn áp các nhóm tôn giáo chưa được công nhận. Nhiều tổ chức trong số đó bị cho là dị giáo hoặc tà đạo.
Ngoài ra, chính quyền cũng đàn áp, bỏ tù nhiều tín đồ theo các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số như Tin Lành người Thượng và người H'Mông, Phật tử Khmer Krom và tín đồ người H'Mông của Dương Văn Mình.
Chính quyền tiếp tục duy trì các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo phái Cao Đài 1997, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Tin lành Việt Nam; đồng thời, gây sức ép buộc các nhóm tôn giáo độc lập tham gia vào các tổ chức này. Báo cáo đưa ra một số trường hợp sau:
Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018 của Việt Nam hạn chế quyền tự do tôn giáo và yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính quyền để có thể hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, khi đăng ký, nhiều nhóm tôn giáo gặp khó khăn và phàn nàn rằng chính quyền đã từ chối hoặc bỏ qua đơn đăng ký của họ mà không có lời giải thích.
Báo cáo cũng cho biết hiện có 77 nạn nhân lương tâm tôn giáo, trong đó có 72 người đang bị giam giữ và điều kiện sống của họ đang rất tệ [2]. Một số trường hợp được nhắc tới:
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra vài diễn biến tích cực. Đơn cử, vào tháng 9, chính quyền đã trả tự do cho nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án 11 năm tù trong khi bị bệnh. Chính quyền cũng trả tự do cho Phật tử An Dân Đại Đạo Lê Đức Đông, người đã hoàn thành bản án 12 năm tù vào tháng 2.
Trước đó vào tháng 1/2024, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken tiếp tục đưa Việt Nam vào trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List - SWL) của Mỹ về tự do tôn giáo. [3]
Không chỉ Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong tháng 5, Liên minh Châu Âu (EU) cũng công bố báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023. Báo cáo của EU cũng nhận định chính quyền Việt Nam liên tục sách nhiễu và đàn áp các tín đồ theo các nhóm tôn giáo độc lập. [4]
Như mọi năm, Việt Nam tiếp tục phản bác nội dung trong báo cáo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định báo cáo năm nay của Mỹ thiếu khách quan. [5]
Theo RFA, vào ngày 8/5/2024, hàng trăm tín đồ Công giáo thuộc giáo xứ Thanh Hải, giáo phận Phan Thiết phản đối việc chính quyền đo đạc, chuẩn bị xây dựng trên phần đất được cho là đang mượn của giáo xứ. [6]
Cụ thể theo một clip của RFA, khi chính quyền tỉnh Bình Thuận cử người đến đo đạc nhằm xây dựng trường mẫu giáo và tiểu học trong khuôn viên giáo xứ Thanh Hải, hàng trăm tín đồ Công giáo tụ tập trong khuôn viên nhà thờ để phản đối hành động này. Tiếng chuông nhà thờ cũng được kéo liên tục, nhiều cảnh sát cùng lúc có mặt tại nhưng không có xô xát nào xảy ra.
Theo RFA, trước năm 1975, giáo xứ quản lý trường trung tiểu học Công giáo Thanh Hải nằm trong khuôn viên. Từ sau ngày 30/4/1975, chính quyền trưng dụng cơ sở giáo dục này.
Về phía giáo xứ cho biết, theo tờ khai sử dụng đất vào năm 1996, giáo xứ cho địa phương mượn khu đất nói trên từ năm 1975. Văn bản có dấu và chữ ký của chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Thanh Hải.
Tuy nhiên, chính quyền nói họ không mượn đất của giáo xứ để thành lập trường Tiểu học và trường Mẫu giáo Thanh Hải. Việc chính quyền quản lý hai ngôi trường này đều thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Theo chính quyền, Thông tư số 409/TT ngày 06/9/1975 của Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung Bộ quyết định “Bắt đầu từ năm học 1975 - 1976, chuyển thành trường công tất cả các loại trường tư”. [7]
Ngoài ra, chính quyền dẫn chứng trong cuốn kỷ yếu Giáo xứ Thanh Hải Phan Thiết 1955 - 1999 có nêu rõ, vào năm 1975, linh mục Vũ Ngọc Đăng khi đó là chánh xứ, đã chuyển giao khu đất này cho chính quyền quản lý. [8]
Cho đến nay, nhiều đất đai, tài sản liên quan đến Công giáo đang trong tình trạng tranh chấp căng thẳng với chính quyền.
Chính quyền tỉnh Gia Lai cho biết đã vận động 575 tín đồ từ bỏ Tin Lành Đề Ga để trở lại sinh hoạt tôn giáo Tin Lành được chính quyền công nhận. [9]
Cụ thể, từ năm 2022, tỉnh Gia Lai xây dựng mô hình với tên gọi “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng” nhằm vận động các tín đồ từ bỏ Tin Lành Đề Ga. Được biết, trong gần hai năm qua, chính quyền đã huy động hơn 800 người tham gia xây dựng mô hình, nhưng lại không nêu rõ nguồn kinh phí cung cấp hoạt động mô hình này.
Đến nay, chính quyền không công nhận Tin Lành Đề Ga hay Tin Lành Đấng Christ là tổ chức tôn giáo mà chỉ coi cả hai là tổ chức phản động đội lốt tôn giáo. [10] Vì vậy các tín đồ thường xuyên bị sách nhiễu khi sinh hoạt tôn giáo.
Vào ngày 15/5/2024, chính quyền tỉnh Lai Châu cho biết đã vận động thành công một tín đồ từ bỏ đạo Bà Cô Dợ. [11]
Theo chính quyền, tín đồ này tham gia đạo Bà Cô Dợ từ tháng 6/2017. Sau bảy năm tuyên truyền và vận động, người này đã từ bỏ đạo Bà Cô Dợ và chuyển sang sinh hoạt tôn giáo Tin Lành được chính quyền công nhận.
Bà Cô Dợ còn có tên gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, do Vừ Thị Dợ lập ra từ năm 2016. Cho tới nay, Bà Cô Dợ bị coi là một tà đạo và các tín đồ luôn bị sách nhiễu và đàn áp.
Tại Lai Châu, đạo Bà Cô Dợ xuất hiện từ tháng 11/2016 tại hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn. Từ đó đến nay, có nhiều người tham gia vào tổ chức tôn giáo này. [12] Trong khi đó, chính quyền thường xuyên cáo buộc đạo Bà Cô Dợ lợi dụng niềm tin tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, kêu gọi thành lập nhà nước riêng.
Vào ngày 18/5/2024, chính quyền thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo đã phát hiện nhóm tín đồ Hội thánh Đức Chúa Trời đang truyền đạo tại nhà riêng. [13]
Theo chính quyền, nhóm tín đồ này lợi dụng việc tư vấn, quảng cáo các sản phẩm chức năng để truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời theo mô hình đa cấp.
Được biết nhóm truyền đạo này có 21 người, trong đó có hai trẻ em dưới sáu tuổi, một người là nguyên chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tóc Tiên, huyện Phú Mỹ và một người đang là giáo viên trường THCS Phú Mỹ.
Chính quyền cũng thu giữ 11 cuốn sách kinh thánh, một laptop và một màn hình tivi do liên quan đến việc truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời. Theo chính quyền, các tín đồ này sử dụng các ứng dụng trên mạng như Zalo và Zoom để truyền đạo online, sinh hoạt tôn giáo, học Kinh thánh và cầu nguyện.
Hội thánh Đức Chúa Trời do ông Ahn Sahng-hong sáng lập từ năm 1964 tại tỉnh Kyunggi của Hàn Quốc. Đạo này du nhập vào miền Nam Việt Nam vào năm 2001 và sau đó phát triển mạnh mẽ sang các địa phương phía Bắc. [14]
Đến nay, chính quyền cũng cáo buộc hội thánh này xuyên tạc giáo lý, lừa đảo người dân, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.
Vào ngày 30/5/2024, chính quyền huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm xóa bỏ đạo San Sư Khẻ Tọ. [15]
Theo chính quyền, trong đợt cao điểm từ ngày 1-31/3/2024, trên toàn huyện có 146 hộ với 870 tín đồ từ bỏ đạo San Sư Khẻ Tọ, vượt 200% chỉ tiêu được giao. Cuộc vận động này nằm trong Đề án số 23-ĐA/TU, ngày 23/11/2018 của Tỉnh ủy Hà Giang về “Phòng ngừa, đấu tranh, giải quyết tình hình hoạt động của các tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025”.
Từ tháng 9 đến tháng 11/2023, chính quyền đã xóa bỏ đạo San Sư Khẻ Tọ tại xã Cán Chu Phìn, Xín Cái và Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. [16] [17]
Đến nay đạo San Sư Khẻ Tọ không được phép hoạt động tại Việt Nam và chính quyền luôn tìm cách ngăn chặn, lên án cũng như xóa bỏ. Hiện nay, Hà Giang là một trong các địa phương đàn áp mạnh mẽ đạo San Sư Khẻ Tọ.
Báo Lao Động cho biết chính quyền tỉnh Yên Bái đã ngăn chặn tín đồ phát tán tài liệu Pháp Luân Công tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. [18]
Theo chính quyền, tất cả đều không có thông tin về nhà xuất bản cũng như cơ sở in ấn. Ngay sau đó, địa phương cũng phát cảnh báo đến các cơ quan trên địa bàn thị trấn Mậu A nhằm ngăn cản người dân tham gia Pháp Luân Công.
Ngoài ra, tại TP. Yên Bái, chính quyền ngăn chặn hai tín đồ phát tán tài liệu về Pháp Luân Công và thu giữ 205 tài liệu, đồ vật liên quan đến môn phái này. Đến nay chính quyền luôn khẳng định Pháp Luân Công không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo và không được công nhận tại Việt Nam. [19]
[1] Vietnam 2023 International Religious Freedom. (2024, May 1). U.S. Department of State. https://www.uscirf.gov/sites/default/files/2024-05/2024%20Annual%20Report.pdf
[2] Xem: https://www.uscirf.gov/sites/default/files/Vietnam%20FoRB%20Victims%20List%202023.pdf
[3] Religious Freedom Designations - Press Statement. (2024, January 4). U.S. Department of State. https://www.state.gov/religious-freedom-designations/
[4] EU Annual Report on Human Rights and Democracy in the World, 2023 Country Updates. (2024, May 29). European Union. https://www.eeas.europa.eu/sites/default/files/documents/2024/2023%20EU%20country%20updates%20on%20human%20rights%20and%20democracy_2.pdf
[5] Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024. (2024, May 9). Báo Nhân Dân. https://web.archive.org/web/20240509133818/https://nhandan.vn/viet-nam-bac-bo-nhung-nhan-dinh-khong-khach-quan-trong-bao-cao-tu-do-ton-giao-quoc-te-nam-2024-post808626.html
[6] Giáo dân xứ Thanh Hải phản đối chính quyền xây trường trên đất mượn của nhà thờ. (2024, May 14). RFA. https://www.rfa.org/vietnamese/news/thanh-hai-parishioners-protesting-local-authorities-building-school-on-their-church-land-05142024040957.html
[7] Thông tin về trường Tiểu học Thanh Hải, trường Mẫu giáo Thanh Hải và nhu cầu mở rộng đất tôn giáo của giáo xứ Thanh Hải. (2024, April 12). Trang thông tin điện tử Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. https://web.archive.org/web/20240514111126/https://phanthiet.binhthuan.gov.vn/giao-xu-thanh-hai/thong-tin-ve-truong-tieu-hoc-thanh-hai-truong-mau-giao-thanh-hai-va-nhu-cau-mo-rong-dat-ton-giao-878776
[8] Xem [2]
[9] Mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn làng” do Công an tỉnh Gia Lai triển khai mang lại nhiều hiệu quả tích cực. (2024, May 24). Báo Pháp Luật. https://web.archive.org/web/20240524154200/https://plo.vn/van-dong-575-truong-hop-lam-lo-quay-ve-voi-ton-giao-binh-thuong-post792369.html
[10] "Tin lành Đề ga” hay “Tin lành đấng Christ” đều không được công nhận tại Việt Nam. (2021, September 24). VOV. https://web.archive.org/web/20210924010752/https://vov.vn/chinh-tri/tin-lanh-de-ga-hay-tin-lanh-dang-christ-deu-khong-duoc-cong-nhan-tai-viet-nam-892926.vov
[11] Vận động thành công công dân từ bỏ tà đạo “Bà Cô Dợ”. (2024, May 15). Báo điện tử Bảo Vệ Pháp Luật. https://web.archive.org/web/20240610120746/https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/van-dong-thanh-cong-cong-dan-tu-bo-ta-dao-ba-co-do-157891.html
[12] Bộ mặt thật của đạo “Bà Cô Dợ”. (2023, November 11). Trang thông tin điện tử huyện Mường Tè. https://web.archive.org/web/20231202092024/https://muongte.laichau.gov.vn/tai-lieu-tuyen-truyen/bo-mat-that-cua-dao-ba-co-do-1615.html
[13] Bắt quả tang 'Hội thánh Đức Chúa Trời' hoạt động theo mô hình đa cấp. (2024, May 18). VTC NEWS. https://web.archive.org/web/20240610172745/https://vtcnews.vn/bat-qua-tang-hoi-thanh-duc-chua-troi-hoat-dong-theo-mo-hinh-da-cap-ar871845.html
[14] Nhận diện và cảnh giác về sự xuất hiện trở lại của Hội thánh Đức Chúa trời mẹ. (2023, July 10). Báo Công An Nhân Dân. https://web.archive.org/web/20240610173132/https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/-nhan-dien-va-canh-giac-ve-su-xuat-hien-tro-lai-cua-hoi-thanh-duc-chua-troi-me-i699756/
[15] Yên Minh tổng kết cao điểm xóa bỏ tà đạo “San sư khẻ tọ”. (2024, May 31). Báo Hà Giang. https://web.archive.org/web/20240611070958/https://baohagiang.vn/khu-vuc/202405/yen-minh-tong-ket-cao-diem-xóa-bo-ta-dao-san-su-khe-to-f027a79/
[16] Xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc xóa trắng thành công tà đạo “San sư khẻ tọ” ra khỏi địa bàn. (2023, September 22). Công an tỉnh Hà Giang. https://congan.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=226727&fbclid=IwAR0ktS1aLlp3ZhTqTezmDuVTAw7U_wyqtDRc0wwUvoMICfgJWS1MgCUJIYM
[17] Mèo Vạc triển khai cao điểm đợt 3 về tuyên truyền, vận động các hộ theo tà đạo quay về tín ngưỡng truyền thống. (2023, November 22). Công an tỉnh Hà Giang. https://web.archive.org/web/20231123171813/https://congan.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=227881
[18] Ngăn chặn các đối tượng phát tán tài liệu Pháp luân công tại vùng cao Yên Bái. (2024, May 25). Báo Lao Động. https://web.archive.org/web/20240525010933/https://laodong.vn/phap-luat/ngan-chan-cac-doi-tuong-phat-tan-tai-lieu-phap-luan-cong-tai-vung-cao-yen-bai-1344426.ldo
[19] Khuyến cáo người dân không tham gia phát tán tài liệu, tập luyện “pháp luân công”. (2023, December 12). Báo Công an. https://web.archive.org/web/20231102065020/https://congan.com.vn/doi-song/khuyen-cao-nguoi-dan-khong-tham-gia-hoat-dong-tap-luyen-phap-luan-cong_153884.html