Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Đôi chân bị ngáng trở.
Về bản chất, dùng lập luận ‘tránh gây cản trở giao thông’ để yêu cầu một cá nhân dừng bộ hành là nhà nước đang chuyển đổi trách nhiệm làm việc của mình sang công dân. Việc người dân đi theo gây mất trật tự giao thông không phải là trách nhiệm của Thích Minh Tuệ. Đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng hưởng lương từ thuế.
Mỗi lần đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giành chiến thắng, hàng triệu người dân lại đổ ra đường ăn mừng, gây ách tắc giao thông, thậm chí khiến hàng chục người chết. [1]
Như vậy đội tuyển bóng đá nên dừng việc thi đấu và giành chiến thắng lại. Chỉ đến khi người dân biết kiềm chế, có thể ăn mừng mà không làm mất trật tự giao thông, thì đội tuyển bóng đá mới có thể tiếp tục hành trình ghi điểm.
Có lẽ nếu một ai đó đưa ra lập luận này, sẽ bị phản bác ngay lập tức là quá ngô nghê, vô lý và đi ngược lại tinh thần pháp luật bảo vệ quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của công dân. Nhưng thực tế, nó lại đang được áp dụng cho trường hợp bộ hành tu tập của Thích Minh Tuệ.
Chương trình thời sự VTV1, Đài truyền hình Việt Nam mới phát đi hai đoạn phóng sự phỏng vấn Thích Minh Tuệ về việc ông dừng bộ hành.
Bên cạnh việc lời nói của Thích Minh Tuệ không được giữ trọn vẹn từ đầu tới cuối thì biên tập viên diễn đạt những thông điệp cơ bản nhất mà chính quyền muốn đưa ra công chúng. Trong đó có đoạn: “Chỉ khi không còn tình trạng người dân tụ tập đông người, đảm bảo được an ninh trật tự và an toàn giao thông, thì ông mới tiếp tục bộ hành, còn không thì ông sẽ không bộ hành đường dài nữa”. [2]