Lào trả về Việt Nam 10 tín đồ Bà Cô Dợ; Thông tin mới liên quan Tịnh thất Bồng Lai
Bản tin tôn giáo tháng 11/2024 gồm các sự kiện nổi bật: * 10 tín đồ Bà Cô Dợ vượt
Lời tòa soạn: Chuỗi bài viết “Xây dựng nhà nước Đệ nhị Cộng hòa” của tác giả Hoàng Dạ Lan phân tích mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp sau khi Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 được thông qua, từ đó cung cấp cái nhìn toàn cảnh để độc giả hiểu rõ hơn về những thách thức và nỗ lực mà nền Đệ nhị Cộng hòa đã trải qua khi xây dựng một chính thể dân chủ.
Sau chính biến ngày 1/11/1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Việt Nam Cộng hòa trải qua giai đoạn chuyển tiếp (1964 - 1967) đầy hỗn loạn khi các chính quyền dân sự và quân sự liên tục được lập lên rồi đổ vỡ.
Năm 1966, nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở miền Trung với sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội như Phật tử, học sinh, sinh viên, trí thức, công chức và quân nhân. Người biểu tình chỉ trích các tướng lĩnh vì khả năng lãnh đạo yếu kém và đấu đá phe nhóm, đồng thời kêu gọi chính quyền Thiệu - Kỳ tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới.
Trên bình diện quốc tế, đối mặt với phong trào phản chiến dâng cao tại Mỹ và nhu cầu biện minh cho việc triển khai lực lượng quân sự lớn trên lãnh thổ Việt Nam, vào tháng 2/1966, Tổng thống Mỹ Johnson đã triệu tập hội nghị ở Honolulu với Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Johnson nhấn mạnh chính quyền miền Nam Việt Nam cần “chiếm được mức độ đồng thuận rộng rãi của quần chúng và tiến tới một mô hình lãnh đạo chính trị dân chủ”. [1]
Trước mối đe dọa bị thôn tính bởi cộng sản Bắc Việt, sự tồn vong của chế độ Sài Gòn phụ thuộc vào việc thiết lập một nhà nước pháp quyền dựa trên một hiến pháp dân chủ. Sau khi được hợp pháp hóa bởi một cuộc bầu cử, chính phủ có thể chính danh tập hợp nguồn lực để giải quyết các thách thức mà đất nước đang đối mặt như đói nghèo, lạm phát, tham nhũng hay tị nạn chiến tranh, v.v.