Tòa án quốc tế bắt đầu phiên xử về tranh chấp Biển Đông

Tòa án quốc tế bắt đầu phiên xử về tranh chấp Biển Đông
Bản đồ miêu tả các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Ảnh: CIA

Nhật Minh (dịch)

Từ ngày 7/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc có trụ sở lại Hague, Hà Lan đã bắt đầu bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Một hội đồng trọng tài gồm 5 người sẽ nghe các bên trình bày quan điểm và đưa ra quyết định về việc tòa trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ việc hay không.

Bản đồ miêu tả các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Ảnh: UNCLOS và CIA

Philipines: Trung Quốc chơi xấu

Tại phiên tranh luận hôm thứ ba, Philipines cho rằng tòa án quốc tế nên can thiệp vào tranh chấp giữa họ với Trung Quốc trong vấn đề quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên cá tại Biển Đông.

Manila lập luận rằng, Tòa trọng tài là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên được điều chỉnh bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, một điều ước quốc tế mà cả Philipines và Trung Quốc là thành viên.

“Philipines tin rằng tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp trên” – luật sư Paul Reichler, đại diện cho Manila cho biết.

Trong một cáo buộc khác, Manila cho rằng, Trung Quốc đã chơi xấu khi đang cố chiếm giữ các rặng san hô và bãi cát ngầm nhằm thống trị Biển Đông.

Luật sư Reichler cũng tin tưởng rằng, tòa trọng tài sẽ ủng hộ quan điểm của Philipines về vụ việc. Ông cũng cho biết, vụ việc vẫn sẽ được tiếp tục, kể cả khi Trung Quốc từ chối tham gia. Tuy nhiên, Reichler cũng từ chối cung cấp thêm các chi tiết về lập luận của Philipines vào ngày thứ ba.

Trung Quốc kiên quyết khước từ tham dự

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hua Chunying cho hay Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền của Tòa và sẽ không tham gia phiên xử.

“Trung Quốc phản đối bất kì tiến trình trọng tài nào được đề xuất và thúc đẩy bởi Philipines.” Bà Hua cho biết trong cuộc họp báo tại Beijing (Bắc Kinh).

Theo lập luận của mình, Trung Quốc cho rằng tranh chấp trên không được điều chỉnh bởi UNCLOS vì tranh chấp trên là tranh chấp về chủ quyền, chứ không phải về quyền khai thác.

Việt Nam được tham gia quan sát

Mặc dù Trung Quốc không tham gia, phiên xử tại tại Hague vẫn được theo dõi sát sao bởi chính phủ các nước Châu Á và Washington, đặc biệt trong bối cảnh những quan ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang tăng cao.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông dựa trên “đường 9 đoạn” do nước này tự đưa ra. “Đường 9 đoạn” đi vào sát bờ biển của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Bên cạnh Philipines, Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông. Nhật Bản cũng tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo Sensaku (hay còn gọi là quần đảo Điếu Ngư).

Theo thông báo của Tòa trọng tài, phiên xử sẽ không được công khai. Tuy nhiên, sau khi nhận được đề nghị, tòa án chấp thuận Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan tham dự phiên xử với tư cách là quan sát viên.

Luật sư Reichler kì vọng Tòa án sẽ đưa ra quyết định trong vòng 90 ngày. Tuy vậy, Tòa án có thể mất nhiều năm để đưa ra một phán quyết về vụ việc có tính chất phức tạp tương tự. Phán quyết của Tòa là bắt buộc, tuy nhiên, không có cơ chế nào để thực thi và bắt buộc các quốc gia phải thực hiện phán quyết đó.

Dịch từ: Court begins hearing Philippines, China dispute over South China Sea (Reuters)

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.