Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Làm thế nào và tại sao khái niệm “xã hội dân sự” trỗi dậy giữa thế kỷ 20 sau sự khuyết bóng hàng trăm năm?
Vì đây là thời điểm chủ nghĩa cộng sản bắt đầu bùng nổ.
Vai trò “làm chủ” của công dân trong các hoạt động chính trị xã hội là những điểm chung cơ bản nhất giữa hai khái niệm, thứ đã khiến cho “xã hội dân sự” có cơ hội trở về cùng hiệu ứng “dominos” của Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Nhưng khi Chủ nghĩa cộng sản cổ vũ sự thống trị một nhà nước tập trung dân chủ – mà đại diện là một đảng phái lãnh đạo – kiểm soát mọi mặt của xã hội; “Xã hội dân sự” cho rằng môi trường tồn tại những tổ chức, hội đoàn độc lập, phi chính phủ mới là nền tảng của phát triển.
Dịch giả: Nguyễn Huy Hoàng
Dịch từ chương “Development of Civil Society” của tác giả Jose Harris
Trích từ “The Oxford Handbook of Political Institutions“ ed. S. Binder, R. Rhodes, and B. Rockman. Oxford: Oxford University Press.
Tựa đề, phần giới thiệu và cách phân đoạn chương sách cho từng kỳ để đăng trên LKTC là của Ban Biên tập Luật Khoa tạp chí.
Kỳ trước: Chủ nghĩa toàn trị – mồi lửa cho “Xã hội dân sự”
——–
Cùng con đường, nhưng khác mục tiêu
Như những bài viết trước, “xã hội dân sự” đã là một khái niệm tồn tại từ thời kỳ La Mã, nhưng sự bùng nổ của các phiên bản phi Xô viết của chủ nghĩa Marx trong những năm 1960 mới thật sự giúp hồi sinh sự phổ biến của khái niệm “xã hội dân sự” trong cuộc sống đương đại. Đặc biệt phải nhắc đến là bức chân dung “văn hóa” xã hội dân sự như một trụ cột của sự thịnh vượng “bá quyền” mà tư bản chủ nghĩa có được được phát triển bởi Antonio Gramsci (1957).
Jürgen Habermas, người gắn kết các mô hình cổ điển và Marxist về xã hội dân sự bằng cách mô tả chúng như những hệ quả tất yếu của nhau, trong một thế giới mà các ranh giới tiền hiện đại giữa “công” và “tư”, “chính trị” và “kinh tế”, “khách quan” và “chủ quan” không còn được áp dụng, nhằm đưa ra một luận đề phức tạp hơn. Diễn giải của Habermas có tầm quan trọng đáng kể nhằm thúc đẩy sự trở lại của các công trình nghiên cứu dài hạn về xã hội dân sự (và về tư tưởng chính trị nói chung), nhưng lại có ảnh hưởng đương thời hạn chế, nhất là do nó chưa được dịch sang tiếng Anh cho đến tận năm 1980 (Habermas 1962).
Dễ tiếp cận hơn là tác phẩm của Ralf Dahrendorf (Đức), người cân nhắc những diễn giải của Marx và Gramsci về xã hội dân sự nhưng sử dụng chúng để chống lại những mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Theo phân tích của Dahrendorf, chính sự phát triển và hưng thịnh của các thể chế kinh tế và văn hóa tư sản độc lập, phi nhà nước ở nhiều nước châu Âu (đáng chú ý nhất là ở Anh) đã giúp đạt được tự do, bình đẳng, thịnh vượng, và hòa bình xã hội trên diện rộng. Sự thiếu vắng hoặc kém phát triển của những thể chế tư nhân như vậy (đáng chú ý nhất là ở Đức) cuối cùng dẫn tới bạo lực phe phái, độc tài nhà nước, và đàn áp mang tính phát xít (Dahrendorf 1968, 128–9, 200–20).
Tham chiếu về xã hội dân sự bắt đầu có đà phát triển trong tác phẩm học thuật những năm 1970 và những năm đầu 1980, đáng chú ý nhất là trong cuộc tranh luận Sonderweg của Đức trong giới sử gia, và trong những lời chỉ trích ngày càng nhiều của các nhà khoa học chính trị và xã hội về các giải pháp “chính phủ lớn” cho các vấn đề chính sách vốn được theo đuổi trên khắp châu Âu sau năm 1945.
Đến cuối những năm 1980, “xã hội dân sự” chính thức nở rộ trên trường quốc tế và các cuộc tranh luận truyền thông đại chúng, do những người bất đồng chính kiến ở Đông Âu, nhất là Ba Lan và Tiệp Khắc, bắt đầu nhấn mạnh sự phát triển của các thể chế công cộng, pháp lý, và xã hội tự trị có thể hoạt động như những đối trọng với quyền lực tự mãn của các nhà nước toàn trị (Keane 1988, 261–398).
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã mở đường cho các nước Đông Âu tới những nỗ lực phục hồi “xã hội dân sự” trong một số ý nghĩa đã được xác định trên đây: bao gồm việc thành lập các thể chế pháp lý và quản trị “công bình” (tạo điều kiện cho cả các thể chế đối lập hoạt động), trong việc loại bỏ những cấm đoán và giới hạn về các hiệp hội tự nguyện tư nhân (có cả giáo hội và các cơ quan tôn giáo khác), và trong sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa tư bản tư nhân.
Xã hội dân sự – liều thuốc cho những căn bệnh “hậu hiện đại”?
Bắt đầu như một phản ứng chống lại chủ nghĩa cộng sản, sự bùng nổ của mối quan tâm về xã hội dân sự lại sớm thể hiện bản thân trong nhiều bối cảnh và vấn đề xã hội khác một cách bất ngờ.
Nhiều chính trị gia Đông Âu đang cố gắng giải quyết những vấn đề của thời kỳ hậu cộng sản bằng cách học tập theo những thiết chế “xã hội dân sự” của các nước phương Tây. Ở Anh, Tây Âu, Hoa Kỳ, cùng nhiều nơi khác, các nhà lý thuyết chính trị và các nhà hoạt động dân sự cũng bắt đầu sử dụng dòng quan điểm về “xã hội dân sự” để diễn giải và khắc phục những khiếm khuyết nhất định trong chính các chế độ “tự do” và “dân chủ” của họ.
Sự phân rã của các cộng đồng đô thị và nông thôn; các phúc lợi chính phủ bị mở rộng quá mức và thiếu hiệu quả; các vấn đề cô lập về xã hội, chủng tộc, tôn giáo, và tình dục; mức độ bạo lực và phạm pháp gia tăng; và tỷ lệ cử tri đi bầu và mức độ tham gia đời sống công cộng thấp – tất cả đều được chẩn đoán như biểu hiện của sự suy giảm hoặc thiếu hụt một xã hội dân sự năng động, cùng lời khuyến nghị về sự cần thiết phải khẩn trương phục hồi và mở rộng nó.
Do vậy mà ở Anh trong những thập niên qua, xã hội dân sự được các chính trị gia thuộc mọi đảng phái lớn viện dẫn như một phương thuốc cho những căn bệnh khác nhau như gia đình đổ vỡ, gian lận phúc lợi, ô nhiễm môi trường, bạo lực giáo phái ở Bắc Ireland, và xung đột bộ lạc ở Iraq và Afghanistan (Willetts 1994; Hague 1998; Patten 2000; Blunkett 2001; Brown 2001).
Trong lục địa, đặc biệt là ở Đức, dòng quan điểm về xã hội dân sự đi sát hơn theo con đường Habermas đề xuất, nhấn mạnh việc giám sát dân chủ chặt chẽ hơn đối với các thể chế công và định nghĩa pháp lý sắc bén hơn về các quyền dân sự.
Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ này ít nổi bật hơn trong những bài phát biểu của các chính trị gia, nhưng trong giới học giả và trí thức, nó đã được các nhà tự do theo trường phái Kant, giới bảo thủ cộng đồng chủ nghĩa, và những nhà Marxist trước đây (giờ lại diễn giải xã hội dân sự như một điều kiện tiên quyết, chứ không phải rào cản, của các mục tiêu giải quyết phân phối xã hội bất bình đẳng và thay đổi cơ cấu xã hội) (Walzer 1995; Etzioni 1995; Cohen và Arato 1992).
Nỗ lực địa phương hóa làn sóng “Xã hội dân sự” kiểu Tây Phương
Xu hướng áp dụng “Xã hội dân sự” hoàn toàn không chỉ giới hạn trong các nước phát triển. Trong bối cảnh chung tại nhiều quốc gia thế giới thứ ba, “xã hội dân sự” được xác định là hoạt động của rất nhiều “tổ chức phi chính phủ”, thường được điều hành một phần bởi người Hoa Kỳ và châu Âu, với mục đích tạo ra nhiều cấu trúc và dịch vụ mới nhằm bổ sung hoặc thay thế những hoạt động của các chính phủ quốc gia tham nhũng hoặc thiếu nguồn lực.
Trong tác động ngược lại, hoạt động của các “tổ chức phi chính phủ” đem lại nhiều công thức phi Châu Âu mới của “xã hội dân sự”, được thúc đẩy bởi các nhà tư tưởng châu Phi, châu Á, và châu Mỹ Latin. Những người này xác định nhiều nguyên tắc và truyền thống của xã hội dân sự (ví dụ như chủ nghĩa vị tha, hòa giải, tính lịch sự, và sự tôn trọng pháp luật) là một phần của những cấu trúc đạo đức và lịch sử bản địa của riêng họ (Kaviraj và Khilnani 2001; Rowse 2003, 303–10).
Còn tiếp