Sư Thích Minh Đạo rời Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chính quyền tiếp tục ngăn chặn Pháp Luân Công
Bản tin tôn giáo tháng 8/2024 có một số thông tin đáng chú ý sau.
Một lỗ hổng lớn trong làm luật và diễn dịch luật.
Phần lớn các quốc gia sử dụng luật như một công cụ để bảo vệ môi trường sống. Tính tới năm 2017, có 176 quốc gia đã xây dựng khung pháp lý về môi trường và có các cơ quan để thực hiện luật môi trường, 187 quốc gia có quy định đánh giá tác động môi trường với dự án ảnh hưởng tới môi trường. [1] Tuy nhiên, không phải luật và thiết chế nào cũng giúp đạt mục đích bảo vệ môi trường. Bài viết này nêu một ví dụ cụ thể từ khung pháp lý về môi trường Việt Nam.
Tuy khác nhau về chi tiết, luật môi trường của các quốc gia khác nhau có cùng mục đích chung là quản trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và hoạt động của con người trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên đó. Sự bền vững của môi trường tự nhiên giúp duy trì sự sống trên Trái Đất và cải thiện chất lượng sống của con người. Các nội dung chủ yếu của luật môi trường thường là về chất lượng không khí; chất lượng nước; chất lượng đất; đa dạng sinh học; quản lý chất thải và làm sạch ô nhiễm rừng, đại dương; năng lượng bền vững; và đánh giá tác động môi trường.
Hiện tượng biến đổi khí hậu (xuất hiện do hành vi của con người) khiến cho luật môi trường càng trở nên quan trọng ở cả tầm quốc tế và quốc gia. Các học giả luật tích cực nghiên cứu vai trò của luật và đề xuất các giải pháp sử dụng luật để điều chỉnh kinh tế tuần hoàn (circular economy), giảm thiểu biến đổi khí hậu. [2] Nhiều tổ chức, quỹ, chương trình chính thức và không chính thức được thành lập và hoạt động vì môi trường ở quy mô toàn cầu hoặc liên lục địa. [3]
Là một thành viên của Liên Hợp Quốc và là một mắt xích của toàn cầu hóa, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng sử dụng luật để bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ môi trường được ban hành lần đầu tiên vào năm 1993, sửa đổi cơ bản hai lần vào năm 2005, năm 2014 và chỉnh sửa nhỏ một số lần sau đó. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thay thế luật năm 2014 và có nội dung toàn diện hơn so với luật năm 1993. Các lần sửa đổi bổ sung luật đều chịu ảnh hưởng của xu hướng quốc tế về bảo vệ môi trường và có sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, chuyên gia quốc tế. [4] Ngoài hệ thống luật quốc gia, Việt Nam còn tham gia các thiết chế luật quốc tế. Ví dụ, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết đưa phát thải ròng về 0% vào năm 2050 và một số cam kết khác. [5]
Việt Nam sử dụng luật như một công cụ bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu theo xu hướng toàn cầu như thế nào? Việc đánh giá cách nhà nước Việt Nam sử dụng luật để bảo vệ môi trường được thực hiện trên các khía cạnh: (i) truyền thông về cam kết bảo vệ môi trường; (ii) tổ chức thực hiện cam kết; và (iii) sự tương tác giữa nhà nước với xã hội/ giải thích các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.